Đám Cưới Đầu Xuân

Cứ mỗi độ xuân về, ai đã một lần từng sống tại Việt Nam, chắc cũng từng một lần nghe bài Đám Cưới Đầu Xuân của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Bài hát có nội dung mộc mạc, đơn sơ, của thời thơ ấu, của tuổi học trò ấy, rất dễ đi vào lòng người. Vậy mà bài hát đó lại bị cắm hát một thời sao khi đất nước được giải phóng, chỉ bởi vì người lính trong bài hát không phải là người lính cộng sản mà tác giả ca ngợi. Chỉ có vậy thôi mà cũng bị cấm, thì mới có chuyện để nói của một đất nước đang tiến lên xây dựng chủ nghỉa xã hội. Không biết xây dựng chủ nghĩa xã hội xong, không biết cái gì mới được cho phép.

khmer cuoi

Báo tại Việt Nam đăng một bài ca ngợi tấm lòng bác ái của Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức đám cưới “Free” cho 17 đôi uyên ương vào ngày 15 tháng 1 vừa qua, vì họ “là những công nhân viên chức lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn.” Một đất nước đã khoe với thế giới rằng là đã hoàn thành “The Eight Millennium Development Goals” (tạm dịch là: “Tám Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ”) của LHQ một cách vẻ vang. Vậy mà những người lao động, đã có công ăn việc làm rồi, mà còn khó khăn đó, không thể tổ chức một lể đám cưới cho chính bản thân mình, thì không biết phải nói sao về kết quả thành công mà Việt Nam khoe đó.

Trong những năm gần đây, khi được phép nghĩ tết, những đôi tình nhân của người Khmer-Krom đang làm công tại Sài Gòn cũng bắt đầu rũ nhau về làm lễ cưới. Vì chỉ có trong thời gian nghĩ tết như vậy, họ mới được nghĩ làm đễ về làm lễ cưới. Nếu tự động xin về làm lễ cưới, họ sợ là khi về làm đám cưới xong, trở lại thì không còn chổ cho mình làm nửa. Sống trong một xã hội không có luật lao động rỏ ràng đế bảo vệ quyền lợi người lao động, thì những người Khmer-Krom công nhân không có tiếng nói ấy, chỉ biết cam lòng chấp nhận cho kiếp làm công của mình.

Hàng ngàn công nhân Khmer-Krom đã bỏ lại cha mẹ, bà con làng xóm của mình, để lên Sài Gòn tìm việc làm. Vì không có bằng cấp, tay nghề cao, đa số đều đi làm những công việc nặng nhọc. Hay đi làm những công việc mà ít có công nhân người Việt muốn làm. Lương không cao, rồi phải chi tiêu đủ thứ. Từ mướn nhà trọ, tiền cơm tháng, phương tiện đi lại, chi tiêu cá nhân. Sau mỗi tháng, nếu hà tiện, thì dư được chút đỉnh gởi về quê cho cha mẹ. Nếu lở có bị bệnh gì, thì người công nhân Khmer-Krom đó coi như là bất hạnh, phải trở về quê, phó cuộc sống mình cho định mệnh.

Vì không được phép cho thành lập hội hay tổ chức Khmer-Krom nào để cho công nhân Khmer-Krom có thể giúp đở lẩn nhau khi hoạn nạn. Cho nên không biết bao nhiêu chuyện đau lòng của người công nhân Khmer-Krom gặp phải mà không ai biết, vì họ chỉ tự lo gánh chịu một mình. Những câu chuyện đau lòng của những cô gái Khmer-Krom đi ở đợ tại Sài Gòn bị chủ nhà hảm hiếp, đánh đập, không dám đi báo công an, vì không biết mình có được bảo vệ không, hay chỉ tự vạch áo cho thiên hạ biết về chuyện tủi nhục của mình.

Bây giờ đã đến lúc, công nhân Khmer-Krom tại Việt Nam cũng nên phải tập trung lại với nhau, cho dù là chưa được phép thành lập hội, hay công đoàn lao động độc lập, nhưng mà phải chuẩn bị. Bởi vì Việt Nam đã ký vào làm thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi đã là thành viên của TPP, thì Việt Nam phải cho phép được thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao đông. Chắc chắn là chính phủ Việt Nam sẽ tìm mọi cách để bắt các công đoàn lao động tại Việt Nam dưới sự quản lý của nhà nước, như là Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đang hoặt động. Chắc có lẽ đây là vì sao mà Liên Đoàn Lao Động tại các tỉnh đang và sẽ làm những gi tốt cho công nhân, như việc tổ chức đám cưới tập thể cho công nhân, để công nhân không đòi thành lập công đoàn độc lập chăng? Hy vọng không phải vậy.

Comments are closed.