Đôi Điều Về Những Ngày Tết

Tết Cổ Truyền Chol Chnam Thmay 2016 vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong công cuộc bảo vệ phong tục tết cổ truyền của người Khmer-Krom trên quê hương của mình. Xin mạn phép viết đôi lời về những điểm đáng chú ý về những ngày tết đã qua.

Các sinh viên đã cùng nhau múa hát rộn ràng điệu múa truyền thống quen thuộc của đồng bào dân tộc Khmer mừng Chol Chnam Thmay

Các sinh viên đã cùng nhau múa hát rộn ràng điệu múa truyền thống quen thuộc của đồng bào dân tộc Khmer mừng Chol Chnam Thmay

Tuy đời sống của bà con Khmer-Krom đang gặp khó khăn, nhất là phải gánh chịu đợt hạn hán đang xãy ra, nhưng bà con Khmer-Krom, công nhân, sinh viên học sinh đã tổ chức ngày lể tết cổ truyền Chol Chnam Thmay rất là vui, để quên đi bao khó nhọc mà họ đang gánh chịu.

Nhờ sự đấu tranh không mệt mỏi của KKF tại Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi Việt Nam cho phép sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường được nghĩ học đón tết của mình với điều kiện là cả trường cũng phải nghỉ học, chứ không chỉ cho học sinh Khmer-Krom nghỉ mà trường thì không nghỉ. Bởi vì một số trường còn cho thi kiểm tra, trong những ngày học sinh Khmer-Krom nghỉ tết. Vì sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình, đa số học sinh Khmer-Krom không dám nghỉ học, cho dù đó là ngày tết của dân tộc mình. Năm nay, một số trường có học sinh Khmer-Krom học đông, nhà trường cho phép cả trường đóng cửa. Đó là điều nên làm và đáng được cổ vủ.

Công nhân Khmer-Krom đang làm tại các công xưỡng, đa số cũng được cho về quê ăn tết, mà hầu hết không được trả lương cho những ngày nghỉ tết. Dù không được trã lương, nhưng một số công nhân Khmer-Krom cũng trở về quê đễ cùng gia đình đón mừng năm mới, đi chùa cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. Những người không về quê được, thì đi chùa Khmer-Krom tại Sài Gòn. Họ tổ chức đón năm mới, múa hát theo truyền thống của mình trong chùa rất vui. Họ đã bỏ những đoạn video trên youtube, facebook cho thế giới biết rằng, họ rất tự hào để tổ chức và bảo vệ ngày lể tết cổ truyền trên quê hương của họ.

Sinh viên Khmer-Krom tại các trường đại học, như đại học cần thơ, cũng tổ chức văn nghệ đón mừng tết cổ truyền của mình. Điều đáng ghi nhận là thanh thiếu niên, học sinh, và sinh viên Krom-Krom bây giờ rất tự hào mặc những bộ đồ truyền thống của người Khmer mình. Nhờ công nghệ thông tin, các bạn trẽ Khmer-Krom đã hiểu được mình là ai và phải làm gì để bảo vệ và gìn giử truyền thống văn hoá của mình. Vì các bạn đã hiểu, nên rất tự hào, mặc lên mình bộ đồ truyền thống của dân tộc mình trong ngày tết, để đi chùa hay tham gia các buổi văn nghệ.

Sinh Viên đại học Cần Thơ tổ chức vui Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay

Sinh Viên đại học Cần Thơ tổ chức vui Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay

Cũng trong dịp tết này, cũng có những nhà trí thức, các bạn trẽ Khmer từ Kampuchea cũng đi Kampuchea-Krom. Đây là điều mà KKF đã kêu gọi mấy năm qua cho bà con Khmer tại Kampuchea, đi thăm Kampuchea-Krom cho biết một lần. Khi họ đi Kampuchea-Krom, họ sẽ thấy, sẽ hiểu, sẽ tiếc những gì đã mất, rồi sẽ cố gắng bảo vệ những gì còn lại. Quan trọng hơn nửa là sẽ hiểu và biết thương yêu người anh em Khmer-Krom kém may mắn của họ nhiều hơn.

Điều mà không ai quên được là việc chính quyền Việt Nam cho phép Ca Sĩ nổi tiếng của Kampuchea đi trình diển trong hai ngày 14-15 tại Sras-Ku tại Preah Trapeang (Trà Vinh). Chỉ trinh diển được một đêm, thì chính quyền Việt Nam đuổi họ về lại Kampuchea, với lý do không rỏ ràng và còn “cấm” các ca sĩ đó trả lời phỏng vấn hay bình luận về việc, gì sao họ bị đuổi về lại Kampuchea.

Cộng đồng mạng đã xôn xao về việc này. Có người cho rằng, chính quyền Việt Nam đã tính sai nước cờ. Nghĩ rằng khi cho phép ca sĩ từ Kampuchea về Việt Nam hát cho người Khmer-Krom coi, để cho thế giới thấy rằng, Việt Nam có cấm đoán gì đâu trong việc cho người Khmer-Krom tổ chức ngày lể tết của mình. Mặc dù các bài hát ca sĩ sẽ hát phải được sự đồng ý trước, nhưng họ lại quên rằng, các ca sĩ đó người Khmer, và Khmer-Krom cũng người Khmer. Nên khi thấy họ hát hết lòng, người Khmer-Krom hâm mộ đón nhận các ca sĩ đó bằng cả tấm long, dù họ phải bỏ tiền mua vé đi coi. Cái tình nghỉa đông bào của người Khmer với nhau, rồi hát lên những câu hát về truyền thống lể tết của dân tộc Khmer mình, các lảnh đạo Việt Nam biết tiếng Khmer có tật giật mình, họ không muốn thấy điều đó sãy ra, nên đuổi các ca sĩ đó về Kampuchea, không nể mặt chính quyền Kampuchea chút nào. Tình nghĩa anh em “Việt – Miên” của Việt Nam đối với Kampuchea là vậy đấy.

Đã hơn 40 năm sống dưới chế độ xã hội chũ nghĩa, có lẽ, đây là năm đầu tiên, bà con Khmer-Krom tại quê nhà, đã ít nhiều gì hưởng được không khí tự do trong việc tổ chức chol chnam thmay, mang đậm nét truyền thống của người Khmer. Bà con Khmer tại Kampuchea cũng bắt đầu đi tham dự chol chnam tại các chùa Khmer-Krom tại Kampuchea-Krom. Hy vọng rằng, chính quyền Việt Nam sẽ có chính sách cởi mở hơn, để cho mọi người tại Việt Nam, nhất là người bản đỉa Khmer-Krom được quyền tổ chức các buổi lể truyền thống của mình một cách tự do  hơn, vì đó là quyền căn bản được bảo vệ bởi các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký.

Sinh Viên đại học Cần Thơ tổ chức vui Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay

 chnthmay2015hinh14chnthmay2015hinh10 chnthmay2015hinh11 chnthmay2015hinh12   chnthmay2015hinh15chnthmay2015hinh16 chnthmay2015hinh17

Comments are closed.