Giá Trị Của Văn Hóa Tôn Giáo Khmer Krom

Dựa theo nhiều chứng cứ lịch sử và tài liệu pháp lý, Kampuchea Krom là một phần lãnh thổ của Vương quốc Kampuchea. Ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật số 49/733 chuyển giao vùng đất Kampuchea Krom cho Yuon quản lý.”

Nhà sư Khmer Krom đi khất thực ở mỗi phum, sóc. Ảnh Marco Bottigelli

Nhà sư Khmer Krom đi khất thực ở mỗi phum, sóc. Ảnh Marco Bottigelli

Kampuchea Krom từng là một phần của Cường Quốc Khmer “Khmer Empire”.  Mặc dù dưới sự ách thống trị của Việt Nam. Thế nhưng người Khmer Krom họ vẫn giữ gìn ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của họ cho đến bây giờ.

Giá Trị vVăn Hóa Tôn Giáo Khmer Krom

Trong các trường văn hóa của đồng bào Khmer Krom thì văn hóa tôn giáo nổi lên như một sự tự nhiên vốn có, mặc dù văn hóa tôn giáo đến với đồng bào Khmer Krom không phải là sớm nhất. Không phải “người Khmer Krom thích gọi tín ngưỡng Phật giáo Theravada”, mà thật sự tín ngưỡng Phật giáo của họ là tín ngưỡng Phật giáo Theravada. Đồng bào Khmer Krom nói chung sử dụng đạo Phật như một tôn giáo của dân tộc mình, các giá trị của tôn giáo đó dần chuyển thành tín ngưỡng của dân tộc ( ở đây ta tạm gọi là tín ngưỡng Phật giáo). Theravada là một bộ học thuyết được các bậc Trưởng lão ( Trưởng lão bộ ) kiết tập lần thứ nhất sau khi đức Phật niết bàn. Trưởng lão bộ là tập hợp tất cả các bài thuyết giảng của đức Phật, những người thực hành theo bộ này ta thường gọi là Phật giáo nguyên thủy ( hay tiểu thừa). Bộ kinh này sau khi kiết tập đã nhanh chóng lan truyền đến cư dân trong tiểu vùng Đông Nam Á qua đường biển từ phía Nam. Do đó ta thường gọi tôn giáo của người Khmer Korm là Phái Nam tông, Đạo Phật nguyên thủy, Phái Tiểu thừa hay Phật giáo Nam tông Khmer Kampuchea Krom.

Do mang trong mình tính ngưỡng Phật giáo nên các tín ngưỡng của đồng bào Khmer Krom cũng gắn chặt với tôn giáo. Ngôi chùa của người Khmer Krom là một giá trị văn hóa vật thể đặc biệt. Đó là nơi tập hợp cư dân trong vùng, là nơi diển ra hầu hết các lễ hội cộng đồng. Các lễ hội tôn giáo này vẩn còn được đồng bào Khmer Krom gìn giữ và thực hành như lễ ban hành giáo lý (Bon meakh bâuchea), lễ Phật đản (Bon pisakh bâuchea), lễ nhập hạ (Bon chaul vâssa), lễ xuất hạ (Bon chênh vâssa), lễ xuất trần (Bon asoch bâuchea), lễ dân áo cà sa (hay lễ dân y – kathin năh tean), lễ an vị tượng Phật (Bon putthea phisik), lễ kết giới (khánh thành chính điện – Bon bânchoh seima), lễ kết giới tạm (Bon bânchoh kôl), lễ hội linh (Bon pchum bôn), lễ câu siêu (Bon băng skâul), lễ đại cầu siêu (chhak môha băng skâul), lễ ngàn núi (Bon phoum pon), lễ đi tu (Bon bâm bous)…Tất cả những lễ hội đó tuy rằng chỉ là lễ hộ của tôn giáo nhưng vào những ngày này hầu hết những bà con người Khmer Krom điều tham gia như thực hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng.

Họ cùng với nhau, người có công người có của “hùn nhau làm phước”, như cách nói của người dân Khmer Krom. Những lễ hội đó đã được đồng bào Khmer Krom gìn giữ và duy trì thực hành từ bao đời nay.

Tôn giáo chuyển dần sang tín ngưỡng những tưởng sẽ làm mất đi giá trị vốn có của văn hóa tôn giáo. Nhưng dân tộc Khmer Krom đã gìn giữ nó một cách trọn vẹn thực hành một cách rốt ráo không xề xòa, qua loa. Tạo nên sắc màu riêng biệt trong các lễ hội tôn giáo so với một số dân tộc khác.

Giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer Krom còn biểu hiện rõ ở vị trí nhà Sư. Sư cả của một ngôi chùa là trung tâm đoàn kết của cả Phum, Sóc. Ngày trước, khi hệ thống pháp luật vẫn còn hạn chế thì Sư cả có vị trí như một “quan tòa”. Ngôi chùa và nhà Sư của người Khmer là người nắm giữ, lưu giữ hầu hết những giá trị văn hóa. Những lễ hội lớn của cộng đồng, không nhất thiết phải là lễ hội tôn giáo thì nhà Sư vẫn có một vị trí nhất định. Trong một cuộc lễ hội nào đó (ví như Lễ hội đua ghe ngo) thì nhà Sư là người quyết định mọi việc, từ việc tuyển chọn, phân công người tham gia lễ hội, đến việc hạ thủy ghe ngo, ngày giờ tập luyện…

Vị trí của nhà Sư luôn ở vị trí trang trọng nhất trong các lễ hội nên con trai trong các gia đình Khmer Krom đến 12 tuổi thường được đưa vào chùa đi tu. Đi tu không phải là nhu cầu, mục đích cá nhân, mà là một tập tục, một sắc thái của người dân Khmer Krom, việc đi tu này là hoàn toàn tự nguyện, có người tu 3 ngày, có người tu 3 năm hay lâu hơn. Đi tu với người Khmer Krom là để thành người, để xã hội nhìn nhận như một người có đầy đủ tư cách về đạo đức (trả ơn cha mẹ) và văn hóa (học tập văn chương, ngôn ngữ, phong tục,…). Sưu Tầm

 

Comments are closed.