Diển Đàn Lần Thứ 7 Của Liên Hiệp Quốc

Khmer-Krom Youth World Conference and UNPFII

Diển Đàn Của Liên Hiệp Quốc Về Những Vấn Đề Của Người Bản Xứ (UNPFII)

Thanh Thiếu Niên của Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKFYC).

Thanh Thiếu Niên của Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKFYC).

Từ năm 2004, Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKF) đả tham dự Diển Đàn Của Liên Hiệp Quốc Về Những Vấn Đề Của Người Bản Xứ (UNPFII). Cùng với KKF, thanh thiếu niên Khmer Krom khắp thế giới củng cùng đến tham dự UNPFII. Đây là một cơ hội tốt cho thanh thiếu niên Khmer Krom khắp thế giới về gặp nhau tại bản doanh của Liên Hiệp Quốc ở New York. Và đây cũng là cơ hội cho thanh thiếu niên Khmer Krom đem những vấn đề khó khăn mà người dân bản xứ Khmer Krom tại Kampuchea Krom cho thế giới biết, bởi vì người dân bản xứ Khmer Krom tại Kampuchea Krom không được nói lên những khó khăn của chính họ dưới sự cai trị độc đảng của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Khác với mọi năm, Diển Đàn năm nay sảy ra vào tháng 4 thay vì tháng 5 như mọi năm. Năm nay, Diển Đàn bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5. Đề tài chính cho Diển Đàn năm nay là về “Sự Thay Đổi Khí Hậu, Sự Đa Dạng Về Văn Hóa, và Những Cách Sinh Nhai: Vai Trò Quản Lý Của Người Bản Xứ và Những Thách Thức Mới” Năm nay đả là năm thứ 4 mà thanh thiếu niên Khmer Krom đả tham dự Diển Đàn này.Cũng như mọi năm, phái đoàn của KKF, đại diện bởi thanh thiếu niên Khmer Krom đã đọc diển văn trình bày những khó khăn mà người dân bản xứ Khmer Krom tại Kampuchea Krom đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề về Nhân Quyền, và củng đề nghị những biện pháp tích cực để giải quyết những vấn đề đó. Nam nay, KKF đả nộp cho UNPFII hầu hết các bài diển văn về những đề tài mà UNPFII thảo luận. Có 4 bài diển văn đã được đọc bởi thanh thiếu niên Khmer Krom là:

  • Sự phát Triển Kinh Tế và Xả Hội – Được đọc bởi Sothy Kiên từ Úc Châu.
  • Nhân Quyền – Được đọc nguyên văn bằng tiếng Pháp bởi Romy Thạch từ Pháp Quốc.
  • Bài Diển Văn Đáp Lại Bài Diển Văn Đại Diện Của Chính Phủ Việt Nam – Được đọc bởi Somalin Thạch từ tiểu bang Washington State.
  • Việc Làm cho Tương Lai – Được đọc bởi Sophac Thạch từ Canada.

Theo các bạn Khmer Krom, Việt Nam đả bỏ phiếu thông qua “Tuyên Ngôn Về Những Quyền Của Người Dân Bản Xứ” vào ngày 13 tháng 9, 2007 và củng tham dự UNPFII, vì vậy Việt Nam phải công nhận người Khmer Krom là người Bản Xứ tại Kampuchea Krom bởi vì họ đả sống trên đất đai tổ tiên của họ trước khi người Việt vào xin định cư trên đất đai của họ tại Kampuchea Krom. Hơn thế nửa, các bạn còn đề nghị chính phủ Việt Nam nên mở cuộc đối thoại với KKF dưới sự giám sát của người đại diện của UNPFII để tìm cách giải quyết ôn hòa về vấn đề của người Bản Xứ Khmer Krom. Các bạn kêu gọi chính phủ Việt Nam nên mở rộng cánh cửa cho các tổ chức Nhân Quyền vào Việt Nam để giám sát vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Đại diện Thanh Thiếu Niên của Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKFYC) đọc bài tường trình trong Diển Đàn Của Liên Hiệp Quốc Về Những Vấn Đề Của Người Bản Xứ (UNPFII).

Đại diện Thanh Thiếu Niên của Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKFYC) đọc bài tường trình trong Diển Đàn Của Liên Hiệp Quốc Về Những Vấn Đề Của Người Bản Xứ (UNPFII).

Thay vì tỏa thái độ hợp tác, đại viện của chính phủ Việt Nam, ông Phạm Hải Anh đả tố cáo KKF và tổ chức Montagnard Foundation Inc. (MFI) đại diện cho người Bản Xứ Montagnard tại cao nguyên trung phần của Việt Nam là những tổ chức tìm cách chia rẻ và không có bằng chứng thực tế về sự vi phạm nhân quyền mà chính phủ Việt Nam đả làm. Vì những lời chỉ trích vô lý và độc tài đó, đả làm cho những người đại viện cho các nước thành viên tại Diển Đàn, các tổ chức nhân quyền, và ngay cả bà Chủ Tọa của Diển Đàn đả phản đối. Ngay tại Diển Đàn của Liên Hiệp Quốc, đại viện của Việt Nam còn muốn cấm người Bản Xứ Khmer Krom và người Bản Xứ Montagnard bày tỏ quan điểm của mình. Nếu tại Việt Nam, chắc Việt Nam đã bỏ tù những bạn thanh thiếu niên đó.Nếu Việt Nam không vi phạm nhân quyền, thì tại sao Việt Nam không chiệu cho những nhà giám sát về nhân quyền vào Việt Nam? Nếu Việt Nam không vi phạm nhân quyền, tại sao Việt Nam bắt 5 vị sư tại Sóc Trăng bỏ tù vì họ chỉ đòi quyền hành đạo theo phong tục của họ? Nếu Việt Nam thật sự lo cho những người bản xứ, tại sao chính phủ Việt Nam không chiệu giải quyết vấn đề tướt đoạt ruộng đất của người Khmer Krom làm cho họ sống cùng cục bao năm qua, đặc biệt là tại tỉnh Sóc Trăng và An Giang?Năm nay, lại một lần nửa, các bạn thanh thiếu niên Khmer Krom đả làm cho thế giới thấy được bộ mặt thật sự của chính phủ Hà Nội tại Diển Đàn này. Bởi vì không thể nói lên sự thật một cách bình tỉnh, đại viện của chính phủ Việt Nam đả rung, khi đọc những lời buộc tội vô căn cứ đối với KKF and MFI. Nếu chính phủ Việt Nam muốn có một sự phát triển bền vững tại Việt Nam, điều trước tiên là chính phủ Việt Nam phải để cho tất cả mọi người dân tại Việt Nam, bao gồm người bản xứ Khmer Krom và Montagnard, được hưởng quyền căn bản mà đả được định nghỉa trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Bản Tuyên Ngôn Về Những Quyền Của Người Dân Bản Xứ mà Việt Nam đả ký.

Hơn thế nửa, nếu Việt Nam muốn đạt được công việc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam mà đa số người bản xứ là người nghèo nhất, thì Việt Nam phải có những cuộc đối thoại với các tổ chức của người bản xứ, đặc biệt là KKF và MFI, vì những tổ chức này hiểu rỏ hoàn cảnh và khó khăn của người dân của họ. Nếu Việt Nam làm như vậy, thì việc tham dự của Việt Nam tại Diển Đàn mới có ý nghỉa. Nếu Việt Nam không chiệu lắng nghe lời đề nghị từ KKF và MFI, và chỉ làm theo chính sách độc tài của mình, thì Việt Nam không nên bỏ công đi khoe khoang chính sách giúp đở người bản xứ của mình tại Diển Đàn này vì không có ai tin hết.

Comments are closed.