Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 2016

Trong không khí khắp nơi trên thế giới tổ chức kỷ niệm lần thứ 105th, ngày Quốc Tế Phụ Nữ  8 tháng 3, ủy ban phụ nữ của Liên Minh Khmer Kampuchea-Krom (KKF) cũng đã tổ chức kỷ niệm ngày trọng đại này, vào ngày thứ tối thứ 7, ngày 5 tháng 3, tại Philadelphia. Có hơn 400 vị quan khách đã đến tham dự. Trong các vị quan khách đó, ngoài ban lảnh đạo của KKF, còn có hai vị khách đặc biệt là Bà Mu Sochua và Bà Tep Sothy. Hai vị khách này hiện là đại biểu quốc hội của vương quốc Kampuchea.Khmer Krom Woman

Thế giới kỷ niệm ngày phụ nữ quốc tế năm nay với chủ đề là: “Planet 50-50 by 2030: Step It Up for Gender Equality”, tạm dịch là “Hành tinh 50-50 đến năm 2030: Tiến bước vì Bình Đẳng Giới”. Để đạt được mục tiêu của chủ đề năm  nay, các tổ chức đấu tranh cho quyền bình đẵng giới tính đã và đang vận động mọi người trên thế giới tham giam vào: “Pledge for Parity” (Cam Kết cho Bình Đẳng). Những cam kết đó tạm dịch như sau:

  1. help women and girls achieve their ambitions (giúp phụ nữ và các em gái đạt được tham vọng của mình);
  2. challenge conscious and unconscious bias (thách thức thiên vị có ý thức và vô thức);
  3. call for gender-balanced leadership (kêu gọi cân bằng giới tính trong giới lảnh đạo);
  4. value women and men’s contributions equally (đánh giá sự cống hiến của phụ nữ và nam giới một cách công bằng);
  5. create inclusive, flexible cultures (tạo ra văn hoá có tính toàn diện và linh hoạt)

Thấy người mà nghỉ đến ta. Phụ nữ Khmer-Krom đang sống tại quê nhà có được tự do tổ chức ngày phụ nữ thế giới không? Chắc chắn là không. Nếu người không hiểu chuyện sẽ nói là có. Vì ở Việt Nam bây giờ ngày 8 tháng 3 được coi là ngày hội mà. Đúng, nhà nước Việt Nam cho các tổ chức phụ nử dưới sự quản lý của nhà nước tổ chức tưng bừng, nhưng các cá nhân hay tổ chức nào tổ chức ngày 8 tháng 3 mà nói về quyền của phụ nữ, thì sẽ bị coi là lợi dụng dân chủ. Ở Việt Nam, tự do phải trên quan điểm của đảng mới không bị vô tù.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước CEDAW vào ngày 17 tháng 2 năm 1982. CEDAW là tên viết tắt của (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women), tạm dịch là ” “Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”. Cho dù CEDAW là văn kiện quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý và Việt Nam đã ký, vậy mà có bao nhiêu người tại Việt Nam, nhất là những người phụ nữ Khmer-Krom biết quyền của mình đang được bảo vệ trong văn kiện pháp lý đó. Bây giờ đến lúc các em nữ sinh Khmer-Krom đang học tại các trường đại học, hay đang đi làm tại các công xưỡng, nên đọc và hiểu quyền căn bản của phụ nữ được bảo vệ bởi CEDAW, để bảo vệ mình và người Khmer-Krom mình.

KKF đã đem vấn đề vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam lên phụ nữ Khmer-Krom trình lên uỷ ban CEDAW vào năm 2007 và 2015.

Tham khảo thêm:

Comments are closed.