Những Lời Chúc Mừng Năm Mới 2016 Của Chủ Tịch KKF

Ông Thạch N. Thạch Chủ Tịch Ban Chấp Hành của Liên Minh Khmer Kampuchea Krom.

Ông Thạch N. Thạch Chủ Tịch Ban Chấp Hành của Liên Minh Khmer Kampuchea Krom.

Trong năm 2015, thành viên và ban lãnh đạo của KKF đã đi khắp nơi trên thế giới: từ thành phố New York, đến Washington DC, San Francisco, Montreal, Paris, Brussels, Geneva, The Hague, Kuala Lumpur, vv, để cho thế giới biết về những vấn đề mà người Khmer-Krom, là những người không thể lên tiếng cho sự bất công của mình, đang phải đối mặt ở Việt Nam. Những thành tích mà KKF đạt được đã giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho KKF bước sang một bước ngoặc cao hơn trong hành trình đi tìm quyền căn bản cho người dân bản địa Khmer-Krom.

Bên cạnh cử đại diện của KKF đi tham dự “Diển Đàn Của Liên Hiệp Quốc Về Những Vấn Đề Của Người Bản Địa (UNPFII)” tại thành phố New York vào tháng Tư, và “Cơ Chế Chuyên Gia Về Quyền Của Người Dân Bản Địa (EMRIP) tại Geneva vào tháng Bảy, tôi muốn đề cặp đến một số hoạt động quan trọng mà KKF đã làm thành công trong năm 2015:

Trong tháng ba, KKF gửi một phái đoàn đi tham dự phiên họp thường kỳ lần thứ 28 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại Geneva, trong khi báo cáo viên đặc biệt về các quyền văn hóa, Farida Shaheed, và báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt, trình bày báo cáo về nhiệm vụ của họ đến Việt Nam. Ông Bielefeldt đã đến tham dự và khai mặt cho buổi họp bên lề do KKF phối hợp tổ chức về Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam, đặc biệt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Từ tháng Hai đến tháng Năm, đại diện của KKF đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Washington DC để gặp các Nhà Dân Biểu Mỹ, các đại diện của Bộ Ngoại Giao Mỹ, đễ tường trình về những vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo của người Khmer-Krom tại Việt Nam. Đại diện cũa KKF cũng đã tham dự Diễn Đàn Công Dân ASEAN 2015, Jalan Ampang, Kuala Lumpur vào tháng Tư.

Trong tháng Năm, đại diện của KKF tham dự cuộc họp của Ủy Ban Về tổ Chức Phi Chính Phủ của Hội Đồng Kinh Tế – Xã Hội LHQ (ECOSOC) để xem xét đơn của KKF xin vào làm thành viên. Ủy ban đã dành hơn ba mươi phút chỉ để xem đơn của KKF và dẫn đến một cuộc thảo luận thẳng thắn. Ủy ban không thể đi đến một quyết định là cho hay không cho KKF vào, và phải gửi ba câu hỏi để KKF trả lời. KKF đã trả lời các câu hỏi trong tháng Chín. Để làm rõ sứ mệnh của mình, KKF trả lời: “Xây dựng, chứ không chia rẽ, một cá nhân và chính phủ nào, là niềm tin cốt lõi của KKF”. Ủy ban sẽ tiếp tục nhóm họp lại bắt đầu từ ngày 25 tháng 1 năm 2016.

Tháng Sáu luôn luôn là một tháng bận rộn cho KKF. Người Khmer-Krom khắp nơi trên thế giới tổ chức buổi lễ về sự kiện ngày 4 tháng Sáu để tưởng nhớ ngày đau buồn mà người Khmer-Krom bị mất đi các quyền cơ bản của họ đang sinh sống trên đất của tổ tiên mình. Cũng trong tháng đó, đoàn đại biểu KKF đã đến gặp gỡ đại diện của Quốc hội châu Âu ở Brussels và UNHCR tại Geneva. Các cuộc họp với các đại diện UNHCR đã giúp trả lời tất cả những mối quan tâm về các vấn đề của những người tị nạn Khmer-Krom đang xin tị nạn tại Bangkok. Sau tháng Sáu, nhiều người tị nạn Khmer-Krom ở Bangkok đã được cấp giấy tị nạn và có vài gia đình đã được đi định cư ở Bắc Mỹ và châu Âu. Đại diện của KKF cũng đã tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ký kết Hiến Chương Liên Hợp Quốc tại toà thị chính San Francisco. Tổng Thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, cũng đã có mặt và đọc một bài diễn văn quan trọng tưởng nhớ sự kiện đặc biệt này.

Trong tháng Bảy, đại diên của KKF tham dự kỳ họp lần thứ 61 của Công Ước Về Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Xử Với Phụ Nữ (CEDAW) của Liên Hợp Quốc, xem xét báo cáo của Việt Nam tại Geneva. Trước khi tham dự cuộc họp này, KKF đã nộp báo cáo vào tháng Năm nhằm đễ lằm sáng tỏ cho các chuyên gia của CEDAW biết về các vấn đề chính, mà phụ nữ Khmer-Krom ở đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt. Điều thấy hứa hẹn là chính phủ Việt Nam cho phép các tổ chức phi chính phủ từ Việt Nam, cho dù những tổ chức phi chính phủ này được thành lập bởi chính phủ, đến Geneva để tham dự.

Trong tháng Tám, KKF tổ chức “Ngày Khmer-Krom” ở Montreal, Canada. Đây là lần tổ chức lớn nhất từ trước đến nay. Thành phố Montreal đã bắt đầu công nhận ngày lể hội này và còn hỗ trợ cho ngày lể hội này. Trong tháng Chín, một đại diện của KKF tham dự cuộc họp của Liên Hợp Quốc về “Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững” ở thành phố New York.

Ngày 20 tháng 11, KKF đã được chấp nhận như là một thành viên chính thức của Ban Thông Tin Công Cộng của LHQ (UN DPI). Để là thành viên của UN DPI, KKF phải chứng minh rằng, KKF là một tổ chức hợp pháp và thực sự làm việc để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho người Khmer-Krom tại Kampuchea-Krom. Là một thành viên của UN DPI, KKF sẽ được nhận 6 thẻ hội viên (1 cho người đứng đầu tổ chức, 3 cho các thành viên trưởng thành, và 2 cho thanh niên) để tham gia vào bất kỳ cuộc họp của Liên Hợp Quốc ở cả hai thành phố New York và Geneva.

Từ ngày 7-8 tháng Mười Hai, đại diện của KKF tham dự Diễn Đàn Thường Niên lần thứ 6 về Đổi Mới Bền Vững năm 2015 (COP21) tại Paris. Từ ngày 18-20, hơn 100 thành viên của KKF đến từ khắp nơi trên thế giới về tham dự cuộc họp cuối năm của KKF ở Tacoma, bang Washington, để cập nhật cho các thành viên của KKF về hoạt động tại chổ ở của họ và cung cấp các khuyến nghị cho KKF để đưa vào kế hoạch của chương trình hành động cho năm 2016.

Nhân dịp này, tôi xin đề cặp đến một số tiến bộ quan trọng về những gì KKF đã cố gắng đấu tranh cho quyền căn bản cho người Khmer-Krom tại Kampuchea-Krom, và bây giờ họ đang được hưởng:

  • Ngày nay sinh viên Khmer-Krom có thể học ngôn ngữ Khmer, nhưng giới hạn trong một vài giờ một tuần. Tuy nhiên, không phải tất cả khu vực nơi Khmer-Krom cư trú đều có cơ hội học chử khmer như vậy.
  • Chính phủ Việt Nam cho phép sinh viên Khmer-Krom được nghỉ để đón mừng năm mới của người Khmer ở một số trường học. Nhưng không phải ở tất cả các trường mà sinh viên Khmer-Krom đang theo học.
  • Phật tử Khmer-Krom bây giờ được tự do hơn trong việc tổ chức các nghi lễ tôn giáo trong nhà và tại các ngôi chùa của họ. Nhưng họ cần phải xin phép để tổ chức các nghi lễ như vậy. Điều đáng buồn là các nghi lễ đó vẫn còn bị theo dõi.
  • Người Khmer-Krom bây giờ có thể mặc quần áo truyền thống của mình để tham dự các buổi lễ hội về văn hóa và tôn giáo, chẳng hạn như vào dịp lễ Dâng Y (Kathina), mà không bị làm khó dễ từ chính quyền địa phương.
  • Gia đình Khmer-Krom được chứng nhận hộ nghèo ở một số khu vực, được nhận bảo hiểm y tế miễn phí, nhưng không phải tất cả mọi nơi.
  • Người Khmer-Krom bây giờ có thể xem nhiều chương trình Khmer trên đài truyền hình Việt Nam. Điều đáng tiếc là các nội dung được giới hạn để tuyên truyền các chính sách của chính phủ, thay vì cho phép người Khmer-Krom được tự do và sáng tạo trong việc lập ra các chương trình truyền hình riêng cho họ.
  • Những người Khmer-Krom từ nước ngoài về thăm quê hương cũng ít bị quấy nhiễu bởi chính quyền địa phương. Tuy nhiên, họ vẫn phải báo cáo với cảnh sát địa phương về vấn đề lưu trú của họ, mặc dù Chính phủ Việt Nam không đòi hỏi họ phải làm như vậy. Vấn đề báo cáo sự lưu trú của bà con Khmer-Krom từ hải ngoại về vẫn còn áp dụng trong cộng đồng Khmer-Krom. Đáng tiếc là có một số trường hợp du khách Khmer-Krom vẫn còn bị triệu tập để điều tra về các hoạt động của KKF ở hải ngoại, mặc dù các hoặt động của KKF điều được công bố trên Internet.

Là một tổ chức đấu tranh ôn hoà cho các quyền cơ bản của người Khmer-Krom, KKF đã kêu gọi chính phủ Việt Nam nên có những cuộc đối thoại công khai với KKF tại UNPFII trong nhiều năm qua, nhằm để giải quyết các vấn đề mà người dân Khmer-Krom đang phải đối mặt, thay vì tiếp tục cáo buộc và cố gắng làm mất uy tín của KKF về những hoặt động chính đáng mà KKF đã làm. Bây giờ, KKF là một thành viên chính thức của UN DPI. Điều đó cho thấy rằng, các công việc mà KKF cố gắng làm, đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ của các tổ chức Liên Hợp Quốc trong công việc tập trung vào bảo vê các quyền tự do cơ bản.

Kế hoạch hành động năm 2016 của KKF đã được vạch ra cho KKF bước sang giai đoạn mới. 2016 cũng là năm mà Việt Nam sẽ có lãnh đạo mới được bầu vào tháng Giêng. Hy vọng rằng, các nhà lãnh đạo mới được bầu của Việt Nam sẽ có một cách nhìn mới để, chấp nhận các khuyến nghị từ các tổ chức xã hội dân sự trong và bên ngoài của Việt Nam. Để cho mọi người ở Việt Nam có thể tận hưởng những quyền tự do cơ bản, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. Hòa thượng Liêu Ny và Hòa thượng Thạch Thuol vẫn còn đang bị giam giữ. Họ nên được thả trong năm tới này. Hơn thế nữa, tham gia vào đối thoại công khai với các tổ chức xã hội dân sự sẽ giúp Việt Nam chống lại thành công về những tệ nạn tham nhũng, đả gây ra cho nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, như Cà Mau, Bạc Liêu, nơi đa số Khmer-Krom cư trú, phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân sách. Các nhân viên Khmer-Krom làm việc cho chính quyền địa phương ở các tỉnh này lo ngại rằng, họ có thể không nhận được tiền lương của họ trong năm 2016.

Trước ngưỡng cửa năm mới, chúng ta sẽ giữ vững tinh thần và quyết tâm của người Khmer-Krom không gì lay chuyễn được. Cầu chúc cho năm mới mang lại cho người Khmer-Krom yêu quý của chúng ta sớm hưởng được TỰ DO-CÔNG LÝ-DÂN CHỦ!

Trân trọng,

Thạch Ngọc Thạch

Chủ Tịch của Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom

Comments are closed.