Chỉ trong vòng 5 tháng, Việt Nam (VN) phải gởi 3 phái đoàn đi Geneva để trả lời trước Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) vể việc thực thi bảo vệ nhân quyền trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đả ký kết:
- Ngày 14 – 15 tháng 11, 2018, VN phải ra điều trần về việc thực hiện Công ước chống tra tấn (CAT)
- Ngày 22 tháng 1 năm 2019, VN phải báo cáo việc thực thi bảo vệ nhân quyền tại kỳ Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát Toàn Cầu (UPR) chu kỳ 3
- Ngày 11 – 12 tháng 3, 2019, VN lại phải ra điều trần về việc thực hiện Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ có đôi lời về cuộc điều trần của VN tại ICCPR đễ giúp độc giả không có thời gian theo dỏi, hiểu được tại sao VN phải dẩn cả một phái đoàn 23 người, dưới sự dẫn vắt bởi thứ trưởng Bộ Tư Pháp, Nguyễn Khánh Ngọc, và các vị “lảnh đạo cao cấp và ưu tú”, đi biện minh cho việc làm không tuân thủ công ước quốc tế mà VN đã ký.
Sau khi Cộng Sản Bắc Việt đánh chiếm Kampuchea-Krom dưới danh nghĩa thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền cộng sản VN đi tìm chổ đứng trên trường quốc tế bằng cách xin gia nhập vào làm một nước thành viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào ngày 20 tháng 9 năm 1977, cho dù là một quốc gia đi theo thể chế xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo bởi một đảng duy nhất là đảng cộng sản.
Việt Nam liên tục bị chỉ trích là quốc gia đã đem quân xâm lược Kampuchea vào ngày 7 tháng 1 năm 1979, dùng chính sách tiêu diệt tư sản (cướp trắng tay những gia đình giàu có trước năm 75), đuổi người dân bản địa Khmer-Krom tại An Giang ra khỏi chổ định cư của họ đi ở Sóc Trăng và Bạc Liêu để cướp đất một cách “hợp pháp”, thực hiện chính sách khủng bố giết hại Khmer-Krom tại tỉnh Trà Vinh trong vụ án KC50, và trả thù những người phục vụ trong chế độ cũ bằng cách đem họ đi tù đày dưới mỹ từ “học tập cãi tạo”, và đặc biệt là làm cho cả triệu người bỏ nước ra đi, dù biết rằng họ có thể bỏ mạng trên đường đi tìm tự do.
Trước áp lực quốc tế về thành tích nhân quyền đen tối ấy, đễ đánh bóng cho chế độ, VN đã ký 2 công ước quốc tế quan trọng vào ngày 24 tháng 9, năm 1982, đó là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR).
Trong điều 1 phần 1 của hai công ước này, có công nhận một quyền bất khã xâm phạm, đó là Quyền Tự Quyết (Right to Self-Determination). Trong lúc “đi tìm đường cứu nước”, chính Hồ Chí Minh đã vận dụng quyền này để tố cáo “thực dân pháp” không cho người An Nam có quyền tự quyết. Vậy mà khi đất nước “hoàn toàn giải phóng”, con cháu của Bác ra sức đàn áp các dân tộc bản địa tại Viêt Nam, không cho họ có cái quyền căn bản này, và ngay cả không có quyền được gọi họ là ai (self-identification). Và chính cái “quyền tự quyết” này đã trở thành bóng ma bám theo các nhà lãnh đạo VN đương thời, vì họ không biết phải làm gì khi mọi người tại VN, đặc biệt là người bản địa, có cái quyền căn bản đó?
Cho dù VN đã ký ICCPR từ năm 1982, mà lần này chỉ là lần thứ ba VN tham gia điều trần. Lần thứ hai là vào năm 2002. Thông thường, là một quốc gia tôn trọng những gì mà mình ký kết, thì các quốc gia đó phãi ra điều trần trước UNHRC trong vòng 4 đến 5 năm một lần. Tại sao VN lại sợ ra điều trần trước UNHRC? Tại sao phải chờ đến 17 năm mới dám ra?
Để đánh bóng tên tuổi của mình trên trường quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào làm thành viên của UNHRC. Khi là thành viên của tổ chức nhân quyền của LHQ, không lẽ VN nói sao với thiên hạ nếu mình cứ né tránh việc ra điều trần trước hội viên nhân quyền độc lập của ICCPR. Hơn thế nữa, VN đang xin cho các nước trong Liên Hiệp Âu Châu thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa VN và Châu Âu. Nếu không có những lý do đó, VN sẽ tiếp tục hát mãi bài ca “đất nước tôi, mới chấm dứt chiến tranh, nên còn đang gặp rất nhiều khó khăn, không có thời gian và điều kiện để thực thi quyền con người được tốt “, cho dù chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm.
Các thành nhân quyền viên độc lập của UNHRC biết rành các thủ thuật của các quốc gia vi phạm nhân quyền trên thế giới, nên trước phiên điều trần, quốc gia tham gia điều trần phải gởi bản báo cáo về việc thực thi công ước quốc tế. Các tổ chức xã hội dân sự (NGOs) được quyền viết bản báo cáo (shadow report) để phãn ánh lại thực trạng của bản báo cáo của chính phủ. Các thành viên của UNHRC sẽ tổng kết các bãn báo cáo cũa NGOs, viết thành bản câu hỏi, gởi cho chính phủ trả lời trước khi ra điều trần.
Trong danh sách của hơn 20 NGOs, gởi báo cáo của mình cho thành viên của UNHRC, chúng ta cũng thấy bản báo cáo dày 15 trang của Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKF). Bản báo cáo của KKF phản ánh thực trạng vi phạm nhân quyền có hệ thống của VN làm cho các dân tộc bản địa, đặc biệt là người bản địa Khmer-Krom không được hưỡng quyền tự quyết và các quyền cơ bản khác đã được công nhận và tôn vinh trong công ước ICCPR. Điều đáng ngạc nhiên là trong danh sách các NGOs đó, có khoảng 5 NGOs đến từ VN. Nếu có NGOs đến từ VN, vậy VN có luật cho thành lập hội (NGOs) hay sao?
Nếu ai đã từng “sống và học tập theo gương bác hồ vĩ đại” tại VN, thì không có xa ai lạ gì về cái chiêu bày cộng sản này. VN là một nước độc tài đảng trị, thì làm gì có chuyện có các xã hội dân sự hoặc động tự do, nếu các tổ chức đó không được thành lập và quản lý bởi con cháu của Bác.
Khi mà NGO nộp bản báo cáo, thì NGO đó được phép cho đọc bài viễn văn 3 phút trong cuộc họp kín (đống cửa) với các thành viên của UNHRC. VN biết điều đó. Cho nên cho các NGOs do nhà nước thành lập, nộp bản báo cáo ca ngợi nhà nước có những bước tiến bộ trong thực thi ICCPR, nhưng cũng không quyên hát bài ca quyen thuộc của chính phủ, là VN cần phấn đấu thêm nữa vvv., với chiến thuật đó, các tổ chức NGOs do chính phủ thành lập đã đọc bài viễn văn chiếm gần 1/3 thời gian cho các NGOs khác đọc bài viễn văn của họ. Đây là chiêu đầu tiên VN sữ dụng. Theo truyền thông trên mạng của KKF, thì KKF được đọc bài diễn văn của mình. KKF lại một lần nữa đã đem vấn đề vi phạm nhân quyền của VN lên người Khmer-Krom cho thành viên của UNHRC được biết với những bằng chứng cụ thể, đặc biêt là bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng người Khmer-Krom là người bản địa.
Để giúp cho các người quan tâm đến vấn đề nhân quyền và không có điều kiện để đến Geneva tham gia các buổi điều trần, LHQ bây giờ cho trực tiếp các buổi điều trần qua mạng Internet. Chúng ta có thể nghe bằng tiếng Việt khi chọn “Available language: Original”. Phái đoàn VN bắt đầu buổi điều trần từ 3 đến 6 giờ chiều ngày 11 tháng 3 và từ 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều ngày 12 tháng 3. Theo dõi phái đoàn VN tham gia điều trần qua mạng, có lúc phải bật cười cho cái lối lập luận mà các nhà đấu tranh trong nước tố VN la dùng từ “Xảo Ngôn” để biện luận cho hành vi vi phạm nhân quyền của mình.
Dưới đây là một số điều nực cười cho lối biện minh vô trách nhiệm trong việc thực thi công ước ICCPR của VN:
- Bị chỉ trích là VN dịch ICCPR sai sang tiếng Việt, và ICCPR không được phổ biến rộng rải tại VN, và không có dịch sang các ngôn ngử của người bản địa.
Thay gì trả lời một cách văn minh lịch sự, Ông Ngọc nổi nóng khi trả lời về dịch sai ICCPR, và cũng không nói là bao giờ ICCPR sẽ được dịch ra các ngôn ngữ của người bản địa.
- Khi bị hỏi là các ông toà tại Việt Nam là do chính phủ chọn ra, thì làm sao có sự minh bạch? Làm sao các ông toà VN khi xét sữ các vụ án, không bị chịu ảnh hưởng của chính phủ, bởi gì VN không có thể chế tam quyền phân lập?
VN biện minh là VN có hiến pháp và có hàng trăm đạo luật đễ thực thi quyền con người. Các luật đó đó đều được bỏ phiếu minh bạch. Các nhà lảnh đạo VN là do dân bầu, cũng như là các vị quan toà. Nếu VN có bỏ phiếu minh bạch, thí chắc chúng ta không thấy hàng ngàn người xuống đường đòi bỏ luật an ninh mạng và luật tôn giáo được thông qua gần đây.
Nếu VN có cho bỏ phiếu công bằng, chưa chắc là các đồng chí lảnh đạo bây giờ có được lá phiếu của người cộng sản chân chính, đừng nói là lá phiếu của người dân.
- Khi bị chỉ trích về dùng bộ luật hình sự mới, với cụm từ An Ninh Quốc Gia mơ hồ trong hệ thống luật pháp của VN để đàn áp những người bất đồng chính kiến?
Đại diện phái đoàn VN đọc bài diển văn viết sẵn từ Hà Nội, đọc cho đến khi không ai hiểu họ đang nói gì vì không liên quan gì đến câu hỏi.
- Khi bị chất vấn về vấn đề đàn áp nhân quyền lên người bản địa. Đại diện VN trả lời một câu nực cười là “Người bản địa có ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng không có người bản địa tại VN”.
- Khi bị chất vấn về hệ thống pháp luật của VN không có tuân thủ theo công ước ICCPR.
Ông Ngọc lại nổi nóng, chỉ trích các thành viên của UNHRC là trong các câu hỏi có hàm ý chỉ trích chính trị của VN.
Một thành viên của UNHRC ngay lập tức trả lời rằng, buổi điều trần là nhằm xem xét việc thực thi ICCPR của các quốc gia, bất chấp quốc gia đó theo thể chế chính trị gì. Với hàm ý rằng, cho dù VN là nước lãnh đạo duy nhất bởi cộng sản, nhưng VN ký ICCPR, nên VN phải tuân theo. Đây là công ước quốc tế.
- Khi bị hỏi nếu VN có tự do ngôn luận, tại sao VN bị xếp hạng gần như là cuối bảng trong danh sách các nươc có tư do báo chí trên thế giới? Chắc ông thành viên của UNHRC chịu không nổi bản báo cáo vẹt của đại diện VN về tự do ngôn luận. Phái đoàn VN làm bộ quên trả lời câu hỏi này.
Trong lúc theo dõi buổi điều trần, đôi khi chúng ta thấy tội cho các “đồng chí” trong phái đoàn VN. Họ cũng là những người có học, có lẽ có người cũng từ đi học nước ngoài, cho nên khi trả lời câu hỏi, họ đâu có dám trả lời bằng tiếng Anh, họ chỉ đọc theo những gì đươc viết sẵn dưới sự chỉ đạo của đãng, cho nên “ông hỏi gà, bà nói vịt”, làm cho người theo dỏi cảm thấy hổ thẹn. Không biết các vị đó đọc bài trả lời theo kiểu vô thưởng vô phạt đó, có cảm giác ra sao?
Khi gần hết giờ, các thành viên của UNHRC lịch sự nói là, phái đoàn VN không cần trả lời liền, có thể trả lời bằng văn bản trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Ông Ngọc nói, ổng sẽ cho trả lời ngay. Khi các thành viên của UNHRC hỏi xong, thì còn có 4 phút, Ông Ngọc lại nói câu xanh rờn, nói là không công bằng vì câu hỏi chiếm hết thời gian. Nhưng ông Ngọc đã chơi trò câu giờ, cho các đại diện của VN tha hồ đọc diễn văn trả lời không liên quan gì đến câu hỏi, rồi bây giờ nói là không công bằng, cho dù VN có quyền trả lời trong vòng 48 tiếng. Chỉ với hành động nhỏ đó, để cho người xem biết thật bản chất của người cộng sản. Là một thứ trưởng bộ tư pháp mà như vậy, thì hởi ôi, luật pháp được viết ra dưới sự chỉ đạo của ông Ngọc, thì sẽ không bao giờ có chân lý. Ông Ngọc có cảm thấy công bằng không, khi chính hệ thống tư pháp của ông bỏ tù những người chỉ vì dám nói lên sự bất công tại VN?
Trong lần điều trần này, chúng ta thấy có đại diện của các dân tộc bản địa đã từng sống ở khắp nơi tại VN. Chẵng hạn như đại diện của người HMong và người Tày từ miền Bắc, đại diện của người Dega (Montagnard) đến từ cao nguyên, Người Chăm từ Ninh Thuận, và người Khmer-Krom từ Kampuchea-Krom. Đây là điều đáng khích lệ và đáng được tôn vinh cho sự cố gắng của những người đại diện cho các dân tộc bản địa tại VN đễ đem tiếng nói của người bản địa đang bị đàn áp, và chống lại sự đồng hoá có hệ thống của chính quyền VN.
Qua lần điều trần này, chúng ta thấy rỏ sự thất bại trong hệ thống tư pháp của VN. Cho dù VN có biệt tài nói láo bao nhiêu đi nữa, thì ánh sáng của công lý sẽ không bao giờ che đậy mãi được. Đại diện của VN phải dùng từ “xin cảm thông” trong bài diễn văn của mình. Điều đó chứng minh cho thấy rằng, người cộng sản sẽ không bao giờ xin lổi, nếu họ không còn con đường nào khác hơn.
Người bản địa tại VN bây giờ cũng hiểu rằng, họ có đủ quyền đễ sống như tất cả mọi người trên thế giới này. Khi quyền cơ bản của họ bị xâm phạm, thì ít ra bây giờ, họ có các tổ chức bản địa tại hải ngoại, đem vấn đề vi phạm nhân quyền của họ gởi cho LHQ và các nước tôn trọng nhân quyền, nhằm gây áp lực lên VN thực thi trách nhiệm tôn trọng nhân quyền được nêu ra trong các công ước quốc tế mà VN đã ký.
Buổi điều trần của VN có thể xem tại:
Lưu ý: chọn “Original” tại “Available languague” đễ nghe bằng tiếng Việt.