Xuân Này Con Chưa Về

Cứ mỗi độ xuân về, người thân và bạn bè lại tranh thủ trở về thăm gia đình tại quê nhà trong dịp đón tết nguyên đán. Lại một năm nữa, tôi cũng phải nhủ lòng nói với người mẹ Khmer Krom quê hương yêu dấu của tôi rằng, con lại phải nói lời xin lổi, xuân này con chưa về như hằng chục xuân qua.

Cổng chùa Koh Kas (Tual Pra Sat) thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang.

Cổng chùa Koh Kas (Tual Pra Sat) thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang.

Không một đứa con xa xứ nào mà không muốn trở về nơi mình sinh ra và lớn lên hết. Cái gọi là “quê hương” ấy, đối với người con Khmer Krom xa xứ, có một ý nghĩa rất quan trọng trong lòng của họ. Nhiều người Khmer Krom ở hải ngoại, khi trở về quê thăm bà con họ hàng tại Kampuchea Krom, phải gặp bao nhiêu cảnh theo dỏi, làm đủ mọi khó khăn gây ra bởi “công an chìm, công an nổi”, họ phải cắn răng, chịu nhục,   để về đoàn tụ với gia đình trên chính quê hương mình, mà người dân Khmer Krom không còn có cái quyền cơ bản nữa.

Việt Nam hầu như đã không yêu cầu “Việt Kiều” đi trình công an khi về quê, vì họ đã được cấp Visa vào Việt Nam. Vậy mà khi người Khmer Krom hải ngoại về nước, đa số bị buộc phải đi trình công an tại quê mình cư trú. Có lẽ, chính quyền Việt Nam đối xử người Khmer Krom hải ngoại không phải là “Việt Kiều Yêu Nước”. Vẩn còn dùng chính sách kỳ thị đối với người Khmer Krom. Có một số trường hợp, Công An còn làm bộ quan tâm đến tận nhà của người Khmer Krom hải ngoại về cư trú, dùng lý do là đến hỏi thăm, nhằm gây sức ép tâm lý cho gia đình của người Khmer Krom hải ngoại lo sợ.

Khi những “chiến sĩ công an” đến hỏi thăm Khmer Krom hải ngoại, họ bắt đầu dùng những bài học tuyên truyền, hăm doạ, mà họ đã học trong “công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống thế lực thù địch”, để lôi cuốn người Khmer Krom hải ngoại làm việc cho họ, hay là tuyên truyền về những chính sách mà “đảng và nhà nước” đã giúp người Khmer Krom có cuộc sống tốt như bây giờ, v.v.

Chính quyền Việt Nam nên hiểu rằng, đa số những người Khmer Krom hải ngoại, là những người, hoặc là cha mẹ của họ, chạy bỏ quê hương yêu dấu của họ vì không thể sống dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, mà cho đến bây giờ Việt Nam củng chưa từ bỏ. Người Khmer Krom hải ngoại đang được sống trên quê hương thứ hai của họ trong thể chế tự do dân chủ. Cho nên những lời tuyên truyền, chiêu dụ của các đồng chí công an ấy, chỉ làm rỏ thêm sự lo sợ của chế độ cộng sản đang trong giai đoạn thoái hoá và sẽ bị xoá đi, bởi vì không ai muốn sống trong một chế độ cộng sản không tưởng cả.

Nếu ai từng học dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa”, những câu nói nằm lòng mà người học sinh phải nhớ, đó là “có áp bức, thì có đấu tranh”. Bởi vì đó là luận điệu mà người

cộng sản dùng để biện minh cho cuộc cách mạng “chống mỹ cứu nước” mà đa số người dân bản địa tại Việt Nam bị lôi cuốn vào mà không tự làm chủ được. Cho đến bây giờ, đất nước đã được giải phóng hơn bốn chục năm rồi, mà người dân bản địa tại Việt Nam, đặc biệt là người Khmer Krom, đang bị áp bức một cách có hệ thống.

Thế giới đã bắt đầu công nhận và tôn trọng giá trị cao quý về lối sống hoà đồng với thiên nhiên và ngàn năm văn hoá của người dân bản địa. Những người bản địa tại Việt Nam đang sống ở hải ngoại đã thành lập các tổ chức nhân quyền, như là Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom, yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền căn bản của người bản địa tại Việt Nam, bởi vì Việt Nam đã ký công nhận Tuyên Ngôn của Liên Hợp Quốc về Quyền của Các Dân Tộc Bản Địa. Cho dù đã ký công nhận bản tuyên ngôn ấy, Việt Nam lại khẳng định với Liên Hợp Quốc rằng, “không có người bản địa tại Việt Nam” mà chỉ có người “dân tộc thiểu số”, rồi dùng mỹ từ xảo biện làm cho người đọc, hay người nghe cười té ghế. Cười cho cái chế độ, vì chỉ muốn tồn tại, bất chấp thủ đoạn đễ biện minh cho hành động phi nhân.

Cũng như các dân tộc bản địa khác tại Việt Nam, người Khmer Krom chỉ mong chính quyền Việt Nam công nhận những gì thuộc về của họ. Chẳng hạn như, chính thức công nhận người “Khmer Krom” trên văn bản pháp lý, đừng viết là “Khmer Nam Bộ” bởi vì không có người “Khmer Bắc Bộ” tại Việt Nam. Người dân Khmer Krom chỉ muốn cho thế giới biết rằng, họ là người Khmer đang sống tại quê hương của họ tại đồng bằng sông Mekong, mà không phải tại đất nước Kampuchea. Chỉ điều yêu cầu đơn giản như vậy, có quá đáng không? Quyền để quyết định mình là ai, mà người Khmer Krom củng không có hay sao?

Đễ khoe với thế giới rằng Việt Nam cũng có chương trình trên Tivi có tiếng của người bản địa. Thực ra, các chương trinh Tivi ấy, chỉ là công cụ để tuyên truyền chính sách của đảng và nhà nước. Điều đau lòng nhất là khi thấy các xướng ngôn viên người Khmer Krom đọc tin tức mà không dám đọc tên phum sóc, huyện, tỉnh của mình bằng chính tên mà người Khmer Krom gọi, mà phải đọc dùng tên tiếng Việt mà chính phủ cho phép. Chẳng hạn, nếu nói bằng tiếng Khmer, kêu Tỉnh là “ខេត្ត -Khett”, rồi tên của tỉnh là “ឃ្លាំង – Khleang”, sao không đọc là “ខេត្តឃ្លាំង – Khett Khleang” mà phải đọc là ” Khett Sóc Trăng”. Chỉ một chút xíu đó thôi, để cho chúng ta thấy rằng, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục dùng chính sách đồng hoá có hệ thống đối với người bản địa tại Việt Nam nói chung, và người Khmer Krom của chúng ta nói riêng.

Ở góc đọ tôn giáo, người cộng sản là vô thần. Cho nên sau “ngày giải phóng 30 tháng 4, 1975”, chính quyền cộng sản Việt Nam đã xoá bỏ các tổ chức Phật Giáo Khmer Krom, rồi lập ra “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”. Một mặt là dùng giáo hội quốc doanh này để

khoe thế giới rằng, Việt Nam có tự do tôn giáo vì có giáo hội đang hoạt động. Một mặt khác là bắt buộc các giáo hội phật giáo tại Việt Nam, bao gồm cả các chùa Khmer Krom phải tham gia dưới sự quản lý của giáo hội quốc doanh này.

Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các vị sư Khmer Krom phải tu tập trong lo sợ dưới sự khống chế của giáo hội quốc doanh do đảng chỉ thị. Giới lảnh đạo của giáo hội quốc doanh toàn là đảng viên. Những vị sư đại diện cho Khmer Krom không còn con đường lựa chọn, phải khoác trên mình tấm thẻ bài đảng viên, mà một vị chân tu không nên có. Là người tu hành, các vị sư không được làm việc để nhận lương tháng, hoặc nhận bổng lộc, vì điều đó sẽ không có sự công bằng, trong sạch, để truyền bá đạo pháp của Đức phật. Tham gia giáo hội quốc doanh, những vị sư đại diện cho Khmer Krom được phát lương hàng tháng, cho dù là số tiền không lớn, nhưng đó là cái lưởi câu, mà Đảng ban bố cho các vị sư Khmer Krom. Nếu sư nào dám làm sai chỉ thị của đảng, thì Giáo Hội quốc doanh sẽ cử người xuống lột áo cà sa, chụp cho cái mủ cấu kết với bọn phản động là vô tù, kêu trời không thấu.

Cho dù các tổ chức sinh hoạt tôn giáo được tổ chức tại các ngôi chùa, nhưng phải xin phép và không được làm gì “ngoài quan điểm của đảng”. Tự do tôn giáo của người Khmer Krom bây giờ là thế đấy. Đi tu cũng phải xin phép. Các vị trụ trì trong chùa bây giờ do đảng đề cử. Các vị sư Khmer Krom trong chùa không còn cái quyền cơ bản để chọn lưa chính vị trụ trì của chùa mình nữa. Người dân Khmer Krom tại Xã Loan Mỹ, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long, chỉ muốn xây một ngôi “pháp đường” vì họ không đủ khả năng để xây một ngôi chùa, vậy mà phải đối đầu với các cáo buộc, chụp mủ, từ các “đồng chí công an” mà bà con trong phum sóc đó đả từng giúp cho họ trong cuộc “Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước”.

Tiếng pháo lại nổ vang từ khu đô thị của người á châu trong không khí đón tết ngyên đán. Đã đến lúc phải khép lại bày viết này trong nổi nhớ tiếc nối về quê nhà. Hy vọng rằng, với niềm chia xẽ đầu năm của tết nguyên đán của người con Khmer Krom xa xứ, sẽ là một tiếng chuông nhỏ để góp phần đánh thức lòng tự hào, mình là người bản địa Khmer Krom, rồi dám can đảm đòi lại quyền căn bản đang được bảo vệ và tôn trọng trong luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký với Liên Hợp Quốc. Nếu được như vậy, thì một ngày không xa, một mùa xuân thật sự sẽ về trên quê hương Kampuchea Krom.

Comments are closed.