Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã khai mạc vào ngày 21 tháng Giêng tại Hà Nội. Nhiều người yêu chuộng tự do, công lý cho Việt Nam hy vọng rằng, đại hội lần này sẽ có những chuyễn biến tích cực đễ đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy của tham nhũng và bất công đang xãy ra từ Bắc chí Nam. Những hy vọng đó hình như đã thành thất vọng khi những nhà lảnh đạo của Việt Nam, cho dù là người sẽ ra đi hay lên thay thế, trong bài diễn văn của mình đều nói rắng Việt Nam vẩn tiếp tục đi theo Kinh Tế Thị Trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Sau ba ngày diển ra đại hội, chỉ có Bộ Trưởng Kế hoạch – Đầu Tư, ông Bùi Quang Vinh, tại phiên thảo luận về văn kiện của Đại hội Đảng, nhắc khéo 1510 đại biểu tại đại hội rằng, “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển.” Liệu lời kêu gọi cải tổ chính trị của ông Bùi Quang Vinh có được đại hội lắng nghe hay không? Hình như những nhà quan tâm chính trị tại Việt Nam trên mạng xã hôi, không cho là có hiệu quả. Trên thế giới này, sự thật là không một chế độ cộng sản nào có thể lảnh đạo Kinh Tế Thị Trường một cách hiệu quả cả. Dù sao, ông Bùi Quanh Vinh đã dám nói lên sự thật về thực trạng của nền kinh tế mà các nhà lảnh đạo tại Việt Nam, ai cũng biết mà không dám nói.
Những đều nêu trên là sự thật về Chính Trị và Kinh Tế, còn sự thật về các lỉnh vực khác tại Việt Nam thì sao? Công dân mạng tại Việt Nam đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực viết về những sự thật về đời sống của người dân, nhất là người bản địa mà nhà nước Việt Nam gọi là người thiểu số, phải sống trong cảnh lầm than, không lối thoát. Việt Nam thì khoe khoang với thế giới là Việt Nam đã thành công trong việc xoá đói giảm nghèo. Nghèo chắc có giảm, vì Việt Nam nhận cả triệu đô la từ thế giới giúp về xoá đói giảm nghèo, nhưng người Bản Địa, nhất là người bản địa Khmer-Krom, nghèo vẫn còn là nghèo. Thanh thiếu niên Khmer-Krom bỏ học, bỏ lại cha mẹ, họ hàng, làng xóm, đi lên những thành phố lớn, khu chế xuất, đễ tìm công việc làm nhằm hy vọng là cái nghèo không bám mãi theo họ.
Nói đến sự thật thì cũng không nên quên nói đến về sự thật lịch sử mà người Bản Địa nên được biết và được học về lịch sử chính của dân tộc họ. Cố tống thống Hoa Kỳ, ông Theodore Roosevelt, đã có câu nói bất hửu về sự thật của lịch sử: “The more you know about the past, the better prepared you are for the future”, tạm dịch là “Bạn biết càng nhiều về quá khứ, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.” Vấn đề dạy về lịch sử của người Bản Địa tại Việt Nam sau năm 1975 là không còn nửa. Những câu hoa mỹ như là tất cả các dân tộc tại Việt Nam là anh em. Vậy mà anh em bản địa nào dám viết về lịch sử của dân tộc mình, hay lén đọc về lịch sử của dân tộc mình đều bị coi là Phản Động.
Ông Thạch Ly Phô, khi còn là một vị sư tu tại tỉnh Preah Trapeang (Trà Vinh) cố gắng đem kiến thức về lịch sử của dân tộc mình dạy cho các học sinh Khmer-Krom đang học tại chùa ông đang tu, thì bị chính quyền bắt, buộc phải hoàn tục , bị tra tấn, bỏ tù. Sau khi mãn hạn tù phải chạy xang Thái Lan xin tị nạn. Cũng may bây giờ đã được sang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Tại sao chính quyền Việt Nam lại sợ sự thật lịch sử? Chỉ cho người dân học sự thật về lịch sử của dân tộc họ để giúp cho họ hiểu mà không làm gì sai, để không cho những trang lịch sử đau thương đó sẽ xãy ra nửa trong tương lai. Chứ đâu phải là khi người dân biết rỏ sự thật lịch sử của họ, là gây lên sự hân thù dân tộc gì. Những nước tiến bộ trên thế giới đã làm điều đó, thì không có lý do gì Việt Nam phải sợ mà đi đàn áp chính người dân của mình về việc cho họ học lịch sử của người dân bản địa tại Việt Nam. Người Việt có đánh chiếm lấy đất của người Bản Địa tại Việt Nam để có bản đồ chử S ngày nay, thì cứ dạy cho dân Việt Nam về sự thật đó. Đâu cần nói câu hoa mỹ là nhờ công cuộc Khai Hoang của người Việt làm gì? Làm như vậy thì chỉ làm cho người bản địa tại Việt Nam không hài long vì chính quyền không dám nói sự thật.
Trong những năm gần đây, các tổ chức đấu tranh cho quyền của người bản địa, đặc biệt là Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKF), đã kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép người dân bản địa được học và sử dụng ngôn ngữ của mình tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), thì chính quyền Việt Nam đã chối tại những diễn đàn của LHQ là Việt Nam rất tôn trọng quyền của người bản địa, ngay cả được nêu ra trong hiến pháp của Việt Nam. Cho dù nói vậy, biết là không đúng sự thật, chính quyền Việt Nam đã bắt đầu cho phép người bản địa được học và sử dụng chử viết của mình một cách rất giới hạn.
Để chứng tỏ cho chính sách cới mở của mình, chính quyền Việt Nam còn mở ra những chương trình trên Tivi và đài phát thanh có tiếng của người bản địa. Đó là điều đáng khích lệ cho dù chương trình còn nặng về tích chất tuyên truyền hơn là giải trí và thông tin bổ ích. Điều làm cho các dân tộc bản địa thấy khó chịu khi nghe chương trình tiếng của họ, nhất là tiếng Khmer, chính quyền không cho phép các xướng ngôn viên của đài phát thanh hay truyền hình đọc tên của làng, xóm, huyện, tỉnh, bằng tiếng Khmer, mà phải dùng tiếng Việt. Chắng hạn tên của tỉnh, nếu là chương trình đó nói về tỉnh Trà Vinh hay Sóc Trăng, thì nói tiếng Khmer là Preah Trapeang (thay vì nói là Trà Vinh) hay là Khleang (thay vì nói là Sóc Trăng) vì đó là chương trình tiếng Khmer mà. Các tỉnh tại đồng bằng sông cửu long đều có tên tiếng Khmer trước khi có tên tiếng Việt. Ở các nước tiến bộ trên thế giới, họ cố gắng bảo tồn tên góc của từng vùng đất vì tên của mổi địa danh, đều gắng liền với lịch sử của nó.
Hy vọng là những nhà lảnh đạo mới của Việt Nam dám chấp nhận và can đảm đối diện với sự thật, dù đó là sự thật về các lỉnh vực gì đi nửa. Như tiếng anh có câu: “The truth is the truth whether you believe it or not”, tạm dịch là “Sự thật là sự thậ cho dù bạn có tin hay không”. Chỉ có như vậy, thì Việt Nam mới có một nền kinh tế phát triển bềnh vửng, và người dân tại Việt Nam mới có một cuộc sống tự do, công bằng thật sự.