Trong những ngày gần đây, những người quan tâm đến tình hình chính trị tại Việt Nam đều tập trung vào việc bầu bán của lảnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, coi ai sẽ là người được bầu vào vị trí “Tứ Trụ” để lảnh đạo Việt Nam trong nhiệm kỳ tới. Sống trong một xã hội lãnh đạo chỉ bởi đảng cộng sản, thì chuyện bầu cử cũng không gì lý thú lắm đối với người đang sống tại Việt Nam, nhất là những người dân Bản Địa, đặc biệt là người bản địa Khmer-Krom, vì họ không có tiếng nói gì trong xã hội Việt Nam hiện tại. Nếu có tiếng nói, chỉ là tiếng nói lên để ủng hộ hoặc làm theo những gì đảng và nhà nước giao phó.
Chuyện bầu cử bên đài loan, có ai ngờ rằng, Bà Thái Anh Văn thắng cử, và sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Cuộc bầu cử bên đài loan cho thấy một sự thật rằng, tuy chỉ là một đảo quốc chưa được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia, nhưng đài loan được lảnh đạo bởi thể chế đa đảng. Người dân được tham gia bầu cử, và từng lá phiếu của mổi người dân đều có giá trị ngang nhau. Sự thắng cử gần đây của bà Aung San Suu Kyi tại Miến Điện, bây giờ đến bà Thái Anh Văn taị Đài Loan, cho người dân tại Á Châu, nhất là Việt Nam, một đất nước tự hào là luôn tôn trộng quyền con người, học cho rỏ khái niệm về hai chử “Tự Do” và làm thế nào để đảng của mình được tồn tại. Nếu không hợp với lòng dân, thì dù có dùng đủ thủ đoạn để đàn áp, thì đảng đó, chế độ đó sẽ không bao giờ tồn tại mãi trong thế kỷ Internet này.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ năm vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng có bài diễn văn tại một viện nghiên cứu có ảnh hưởng là Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nơi ông Trọng nói: “Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người”. Không biết ông Trọng nói những quyền gì mà người dân Việt Nam được tôn trọng. Ngay cả quyền để bầu người lảnh đạo mình cũng không có. Hơn thế nửa về quyền để bài tỏ quan điểm của mình, không khéo bị chụp cho cái mủ phản động, rồi bị kết tội theo điều 88 về “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Sống trong chế độ mà chính quyền sợ người dân của họ “lợi dụng dân chủ” hay là đang thực hiện một cuộc “diễn biến hòa bình”, thì hỏi rằng đất nước đó thật sự có tự do không?
Người bản địa Khmer-Krom, đa số là nông dân. Không tha thiết gì đến chính trị. Có người cũng cho làm đến đại biểu quốc hội. Vậy mà khi người Khmer-Krom của mình gặp khó khăn trong vấn đề tranh chấp pháp lý, chẳng hạn như đất đai bị tịch thu không được bồi thường thoả đáng, hoặc phong tục tập quán mình đang bị vi phạm và đồng hoá không thương tiếc, thì những vị đại biểu quốc hội đó, hay các vị đang là các lảnh đạo tại các tỉnh không dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho chính người dân tộc của mình. Người bản địa Khmer-Krom tay lắm chân bùn đó có nói lên được tiếng nói bất công của mình được sao? Cũng mai, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, người dân bản địa Khmer-Krom bây giờ đả thấy được ánh sáng. Họ có thể lên mạng bày tỏ quan điểm của mình khi gặp cảnh bất công. Thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh, và các vị sư Khmer-Krom cũng bắt đầu kết bạn qua facebook, trao đổi thông tin, và bắt đầu biết được lịch sử thật sự của dân tộc mình.
Tuy là sống trong cảnh không có lối thoát, nhưng người bản địa Khmer-Krom không bao giờ quên lảng chuyện bảo vệ văn hoá, ngôn ngử, và phong tục của mình. Chính quyền Việt Nam bây giờ cũng biết là, nếu cứ tiếp tục đàn áp người bản địa tại Việt Nam, thì đến lúc nào đó, chuyện “Tức Nước, Vỡ Bờ” sẽ xảy ra. Cho nên, bây giờ ngươi Khmer-Krom đả được ban cho chút tự do trong việc dạy chử Khmer hay tổ chức các lể hội truyền thống của văn hoá mình. Người Khmer-Krom đang sống trong tăm tối của đêm Ba Mươi. Ngày tết của tự do có đến với họ hay không, thì phải coi các nhà lảnh đạo mới có chính sách gì với người bản địa tại Việt Nam.