Dân Oan

Vào ngày 12 tháng 11 năm 2013, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu chấp nhận cho Việt Nam trở thành một trong 14 nước thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam cũng là một nước đã có một hiến pháp được sao chép phần lớn từ Hiến Pháp của Hoa Kỳ về các quyền căn bản của con người. Hơn thế nửa, Việt Nam cũng là một quốc gia đã ký nhiều công ước quốc tế nhiều hơn cả Hoa Kỳ. Một quốc gia có cả hệ thống pháp luật nghe như là thiệt ấy, tại sao lại có hiện tượng “Dân Oan” kêu cứu?

Ông Chau Hên nhà hoạt động Khmer Krom bị còng chân khi đang nằm viện.

Ông Chau Hên nhà hoạt động Khmer Krom bị còng chân khi đang nằm viện.

Dân oan là ai? câu trả lời đơn giản nhất đó là: “họ là những người dân có những nổi oan ức không được luật pháp bảo vệ”. Nghe câu trả lời như vậy mà đau lòng, bởi vì ở một đất nước, có đầy đủ luật bảo vệ nhân quyền cho người dân, khi họ đứng lên đòi bảo vệ tài sản bị chiếm đoạt, thì bị chụp cho cái mũ là phá rối nơi công cộng, lợi dụng tự do để bôi nhoạ chế độ.

Tội nhất là những người dân oan Khmer-Krom. Thứ nhất họ là người bị chiếm đoạt tài sản của mình, thứ hai là họ không phải người Việt. Khi đi thưa kiện, thì họ bị đuổi về ban dân tộc tỉnh dành cho người Khmer-Krom để đi thưa. Mà ban dân tộc tại các tỉnh, chỉ là tổ chức để tuyên truyền chính sách của đảng, thì làm gì có quyền hạn giải quyết khiếu kiện. Cho nên người dân oan Khmer-Krom chỉ biết kêu trời không thấu. Có người, còn phải lâm vào cảnh tù tội như trường hợp của ông Huỳnh Bá tại Sóc Trăng, hay là bà Trần thị Châu tại Trà Vinh.

Hàng ngàn người dân oan Khmer-Krom tại An Giang đã kêu cứu hàng chục năm, không có nghe hồi báo. Tại sao ở An Giang có đông người dân oan Khmer-Krom đến thế? Xin nhắc lại rằng, vào khoảng cuối năm 1978, chính quyền Việt Nam đã ép buộc người Khmer-Krom tại tỉnh An Giang phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn của mình tản cư đi ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Một trong lý do mà Việt Nam ép người Khmer-Krom như vậy, là vì họ cho là người Khmer-Krom cũng là Khmer, và “bọn Khmer Đỏ” cũng là Khmer. Cho nên rất khó cho người Việt phân biệt đâu là người Khmer-Krom đâu là “bọn Khmer Đỏ”. Đấy là tình anh em “Việt – Khờ Me” mà người Khmer-Krom An Giang gánh chịu, khi người anh em Việt của mình giở trò, nghi ngờ cho mình mình giống ” bọn Khmer Đỏ”. Và lý do khác đó là đa số người Khmer-Krom An Giang có nhà cửa khang trang, đời sống sung túc. Khi bị đuổi đi, có người đập bỏ nhà cửa, bán hết đồ dùng trong nhà dưới giả rẽ mạt vì không thể mang theo được. Ai xẽ hưởng lợi trong chuyện ép buộc cuộc di dân vô nhân đạo đó? Không nói thì người đọc cũng có câu trả lời.

Đến khoảng đầu năm 1981, thì người Khmer-Krom An Giang được cho phép trở về quê từ Bạc Liêu và Sóc Trăng. Đến khi về đến quê nhà, thì ruộng đất, nhà cửa bị lấy chia cho cán bộ Việt. Có người may mắn thì được trả, người kém may mắn gặp phải cán bộ có máu mặt, thì kêu trời không thấu, có ai dám giải quyết cho đâu. Chuyện oan ức đó kéo dài cho đến khoảng năm 2007, khi Việt Nam bắt đầu có những chính sách trả lại đất đai cho người dân, thì hàng trăm người dân oan Khmer-Krom lại đi kêu cứu trả lại ruộng đất của họ. Ông Chau Hên, cùng hàng trăm người dân oan Khmer-Krom tại An Giang dám kêu gọi chính quyền trao trả lại ruộng đất. Không những không được hoàn trả một cách thoả đáng, họ bị đánh đập, có người trở về bị bệnh bỏ cả mạng như trường hợp của cô Neang Savong, bản thân ông Chau Hên bị tù đày. Sau khi mản hạn tù, phải dẩn vợ con chạy đi xin tị nạn tại Thái Lan. Vợ ông phải bỏ mình nơi xứ người. May mắn cho ông, chính phủ Hoa Kỳ thương sót, đã chấp nhận cho ông được đinh cư Hoa Kỳ. Hàng trăm người dân oan Khmer-Krom còn ở lại An Giang, đành chấp nhận số phận của mình, chứ có luật pháp gì đâu mà tìm công lý cho họ.

Không lẽ người dân oan tại Việt Nam, đặc biệt là người dân oan Khmer-Krom, sẽ mãi mãi không có ngày thấy ánh sáng công lý sao? Xin đừng tuyệt vọng. Khi hàng triệu người tại Việt Nam bây giờ đã tiếp cận với công nghệ thông tin. Biết lên các trang mạng xã hội để kêu cứu, thì những tiếng nói bất công ấy, đã bắt đầu thấy ánh sáng tại cuối đường hầm, vì Việt Nam bây giờ phải chịu sức ép của quốc tế, phải thực thi những gì mình đã ký với LHQ. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã có những chính sách mở cửa, cho người dân được hưởng chút ít ánh sáng của tự do. Các bạn trẻ Khmer-Krom tại Việt Nam, phải am hiểu kiến thức luật pháp của Việt Nam, và trang bị cho mình kiến thức về luật quốc tế. Vì đó sẽ là hành trang để làm một việc gì đó, không những bảo vệ cho bản thân mình, mà còn giúp được người bà con làng xóm của mình trong một ngày không xa.

Ghi chú:

Đây là trang mạng của Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, có đầy đủ thông tin về những công ước quốc tế Việt Nam đã ký:

http://hr.law.vnu.edu.vn/cac_cong_uoc_chinh_ve_nhan_quyen?page=6

Comments are closed.