Nhiều quốc gia trên thế giới có người bản địa và theo số liệu ước tính của Liên Hợp Quốc, có khoảng 5.000 nhóm người bản địa (Indigenous Peoples) với 370 triệu người hay 6% dân số toàn cầu (riêng hơn 150 triệu ở châu Á, 30 triệu ở châu Phi, 2,5 triệu ở Bắc Mỹ) ở hơn 90 nước ở các châu lục. Trong số liệu trên, theo nguồn tin từ Tổ Chức Nhân Dân và Người Không Đại Diện (UNPO) có hơn 8 triệu người dân bản địa Khmer Krom đang sống tại lãnh thổ Kampuchea-Krom (Miền Nam Việt Nam).
Người bản địa sử dụng khoảng 4.000 ngôn ngữ khác nhau (3/4 trong số hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới), trong đó người bản địa Khmer Krom cũng có chữ viết và tiếng nói riêng của họ, đó là chữ và ngôn ngữ Khmer. Người bản địa sống ở những nơi giàu có và đa dạng về văn hóa, sinh quyển. Tuy nhiên, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã chính thức công bố rằng họ không có người bản địa hay những vấn đề liên quan đến người bản địa mà chỉ có người thiểu số (minorities) do các lý do nhạy cảm từ các góc độ chính trị, lịch sử, kinh tế, tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc và xã hội. Chính phủ Cộng Sản Việt Nam phủ nhận Khmer Krom là người bản địa, Nhưng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Khmer Krom là người bản địa qua Diễn Đàn Thường Trực của Liên Hiệp Quốc về Các Vấn Đề Người Bản Địa (UNPFII) diễn ra hằng năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thủ đô New York, Hoa Kỳ.
Trong suốt lịch sử thế giới từ trước đến nay, người bản địa sống ở những vùng đất trước khi những người định cư ở nơi khác đến đã phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh bởi những kẻ thực dân và những người đi tìm đất đai, của cải. Họ thường bị xua đuổi, truy bức và môi trường sinh sống bị tàn phá. Người bản địa Khmer-Krom tại lãnh thổ Kampuchea-Krom cũng thế, họ chịu nhiều sự đàn áp, đe dọa và Việt hóa bởi Việt Nam qua từng giai đoạn chính trị sau khi có sự hiện diện của người Yuôn (người Việt hay người Kinh) trên lãnh thổ Kampuchea-Krom vào thế kỷ 17.
Người bản địa ngày nay là một trong số những nhóm người thiệt thòi, dễ bị tổn thương nhất trong số các nhóm dân cư và quyền của họ thường dễ bị vi phạm nhất vì nhiều lí do bất kể những đóng góp to lớn của họ cho sự phát triển chung của xã hội. Họ thường bị gạt ra ngoài lề của công cuộc phát triển ở cả các nước đang phát triển và những nước phát triển cũng như thường bị tước đi các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hoá. Họ bị phân biệt, miệt thị, bất công, bóc lột, mù chữ và sống trong nghèo khổ ở nhiều nơi (họ chỉ là 6% dân số thế giới song chiếm tới 15% tổng số người nghèo toàn cầu hay 1/3 số người cực nghèo ở nông thôn). Đối với người bản địa Khmer Krom, họ cũng bị nhiều tổn thương nhất trong số các nhóm 54 dân tộc tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam không có chính sách chính đáng để người dân bản địa Khmer Krom có quyền hưởng được “Quyền Tự Quyết Dân Tộc” và các quyền căn bản khác theo Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của người bản địa, mà chính Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên trong số 143 quốc gia đã bỏ phiếu công nhận về việc thông qua nghị quyết về tuyên ngôn của người bản địa trong phiên họp thường kỳ lần thứ 61 tại Đại hội đồng LHQ được đề xuất vào ngày 13 tháng 9 năm 2007. Dù Việt Nam là một quốc gia công nhận quyền của người bản địa, nhưng chính phủ Hà Nội chẳng thực hiện theo những gì mà họ đã ký kết với LHQ là sẽ tôn trọng quyền căn bản của các dân tộc bản địa trên đất nước Việt Nam. Việt Nam không chỉ không thực hiện theo quy định về quyền của người bản địa và người bản địa không chỉ không được hưởng quyền căn bản của họ đâu, ngay cả người bản địa chỉ tìm hiểu và đọc những văn bản Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của người bản địa thôi cũng chẳng được. Tóm lại, người bản địa Khmer Krom đã mất hết tất cả quyền căn bản của họ, nếu Khmer Krom vẫn tiếp tục sống dưới một chế độ bất công tàn bạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, dần dần văn hóa, truyền thống, lịch sử, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết và lối sống của người bản địa Khmer Krom sẽ bị Việt hóa và dân tộc Khmer Krom sẽ bị diệt vong. Một trong các vấn đề bất công mà chúng ta nhận thức được đó là người Yuôn (Kinh) có quyền hơn người bản địa Khmer Krom và các dân tộc bản địa và tiểu số khác trong mỗi lĩnh vực như: Người Kinh có trường lớp học tiếng Việt của họ, đối với người Khmer Krom thì không có trường lớp học chữ Khmer là tiếng mẹ đẻ của họ, nhưng ngược lại, chính sách của chính phủ Việt Nam chỉ củng cố cho trẻ em Khmer Krom đi học tiếng Việt trong trường của người Việt nhằm mục đích cho trẻ em Khmer Krom sau này mù chữ và dốt nát về tiếng mẹ đẻ của bản thân và dần dần họ sẽ trở thành người Kinh. Một ví dụ về sự bất công khác, trong dịp tết cổ truyền của người Kinh và người Hoa chính phủ cho phép nhân dân cả nước được nghĩ nữa tháng hằng năm để mừng tết cổ truyền của họ, đối với người bản bản địa Khmer Krom thì ngược lại, trong dịp lễ Chol Chhăm Thmây (Lễ Năm Mới) và Lễ Sen Donta thì chính phủ không có chỉ thị hay chính sách cho công ty và trường học tư nhân và nhà nước ở vùng Đồng Bằng Sông Mêkong đống cửa để cho học sinh và công nhân Khmer Krom có ngày nghĩ chính thức của họ để họ có thể đoán mừng lễ truyền thống dân tộc của bản thân. Tại sao phải làm như vậy, Tại vì Khmer Krom là người bản địa tại lãnh thổ Kampuchea Krom, họ phải có quyền hưởng những điều đó. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam cũng phải biết tôn trộng đến quyền chủ nhân của lãnh thổ này. Nếu chính phủ Việt Nam muốn xây dựng nước Việt Nam trở thành một nước hòa bình bềnh vững, việc tôn trộng quyền của người bản địa và việc xây dựng quyền bình đăng giữa các dân tộc và dân tộc trong nước là chính sách hàng đấu của quốc gia.
Các quyền con người của người bản địa đã được quy định trong nhiều văn bản quốc tế về quyền con người do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua từ năm 1945 tới nay, đặc biệt là Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của người bản địa (UNDRIP), gồm Lời mở đầu và 46 điều, Tuyên ngôn là một văn kiện quốc tế hoàn chỉnh về các quyền con người của người bản địa, đồng thời nêu rõ những nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng của các quốc gia để thực hiện những quyền này. Tuyên ngôn cũng nêu trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn và tổ chức của Liên Hợp Quốc phải góp phần vào việc thực hiện đầy đủ những quyền của người bản địa, cũng như khẳng định sự nhất quán, đồng thuận giữa Tuyên ngôn với các văn bản pháp lý và chuẩn mực khác của Liên Hợp Quốc về quyền con người.
Các quyền của người bản địa
Từ Điều 1 đến Điều 40, Tuyên ngôn xác nhận các quyền con người và tự do cơ bản của người bản địa, trong đó có quyền không bị phân biệt đối xử; quyền tự quyết; quyền cá nhân và quyền tập thể được sở hữu, sử dụng và kiểm soát đất đai, lãnh thổ và tài nguyên; quyền nhân phẩm; quyền giữ gìn bản sắc văn hóa; các quyền về giáo dục, sức khỏe, việc làm, ngôn ngữ; quyền được duy trì và phát triển những thiết chế riêng về chính trị, tôn giáo, văn hóa và giáo dục cùng nền văn hóa và các tập tục; quyền được theo đuổi những mục tiêu phát triển riêng với những nhu cầu và ước nguyện trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa quốc gia; quyền được bảo vệ sở hữu trí tuệ và văn hóa; quyền tham gia đầy đủ vào tất cả các vấn đề liên quan.
Điều 43 đến Điều 45 khẳng định các quyền nêu trong Tuyên ngôn là áp dụng cho người bản địa và những quyền này là các chuẩn tối thiểu cho sự tồn tại, phúc lợi và quyền của người bản địa trên toàn thế giới.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước
Tuyên ngôn cũng nhấn mạnh từ Điều 1 đến Điều 40 là Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện tất cả các quyền của người bản địa. Nhà nước phải trao đổi, tham khảo ý kiến với người bản địa và có sự tham gia và đồng thuận của họ về bất cứ hoạt động gì có liên quan hay tác động đến người bản địa, tài sản hay lãnh địa của họ.
Tuyên ngôn cũng thiết lập yêu cầu đền bù thỏa đáng và đầy đủ cho những vi phạm quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn cũng như có những đảm bảo chống lại việc thanh lọc sắc tộc và diệt chủng. Nhà nước cần có những cơ chế khách quan công bằng mà người bản địa chấp nhận để giải quyết những xung đột giữa Nhà nước và người bản địa qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án hoặc có những cơ chế quốc tế và khu vực cho việc khiếu nại và xem xét các vi phạm quyền con người đối với họ. Tuyên ngôn cũng khuyến khích các mối quan hệ mang tính hợp tác và hài hòa giữa Nhà nước và người bản địa.
Hiện Tuyên ngôn đang được nhiều nước trên thế giới tham khảo và sử dụng trong việc xây dựng luật pháp và chính sách quốc gia liên quan đến người bản địa, thực hiện tốt các quyền của người bản địa sẽ góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị và xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia.
Trong 54 dân tộc có mặt trên dãi đất Việt Nam ngày nay, có 3 dân tộc bản địa mà chính quyền Hà Nội không bao giờ thừa nhận, đó là: Dân tộc Khmer Krom tại lãnh thổ Kampuchea-Krom (Nam Bộ Việt Nam), dân tộc Tây nguyên và dân tộc Chăm thuộc thần dân của vương quốc Champa trước kia. Họ không phải là dân tộc tiểu số, tức là nhóm người từ quốc gia và sứ khác (như người Yuôn (Kinh), Hoa, Thái, Ấn Độ, v,v), đến định cư trên đất Miền Trung và Miền Nam Việt Nam, mà là nhóm người có một chiều dài lịch sử đã có mặt trên dãi đất của họ từ lâu đời cho đến khi vương quốc của họ bị Đại Việt xâm lăng trong những cuộc Nam Tiến kể từ thế kỷ thứ X.
Nhằm giúp đọc giả Khmer Krom được hiểu về quyền căn bản của bản thân là người bản địa, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bản “Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người Bản Địa”để họ có ý thức được thế nào là quyền lợi của họ được đề ra trong Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc.
Tải lấy Tuyên bố của Liên hiệp quốc về quyền của người bản địa (Tiếng Việt)
Tải lấy Tuyên bố của Liên hiệp quốc về quyền của người bản địa (Tiếng Anh)