Thach Preichea Koeun
Một cô gái Khmer Krom tại lãnh thổ Kampuchea Krom (Miền Nam Việt Nam) lên tiếng trên mạng xã hội facebook bằng video clip chỉ trích rằng Chính Quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam đàn áp văn hoá dân tộc Khmer tại Việt Nam. Lời chỉ trích nặng nề với từ “Nhà Nước của Người Yuôn làm Cướp” sau khi cô gái ấy không thể chịu nổi với bức xúc của mình khi bị Công An của Chính Phủ Việt Nam tịch thu áo có in chữ Khmer và hình Angkor Wat.
Một clip video dài hơn 2 phút đã được một người dân mạng Khmer Krom đăng tải lên trên mạng xã hội Facebook và Youtube được nhiều người chia sẽ và lên tiếng mắng chính phủ Việt Nam nặng nề rằng Việt Nam cấm không cho bán và mặc áo có in chữ Khmer và hình Angkor Wat một ngôi đền tượng trưng cho tự hào của người Khmer.
Video clip này đã được đăng tải tại trang facebook tên Khmer Mekong kèm với lời viết chỉ trich rằng: “Một em gái bức xúc với Luật Diệt Nam. Không thể tin nổi mặc áo khmer có hình Angkor Wat có chữ Khmer bị công an bắt tịch thu áo không cho mặc và không cho bán các áo có chữ khmer và có hình AngKor Wat”.
Theo lời mắng chỉ trích bằng tiếng Khmer, Cô ấy nói rằng Chính phủ Việt Nam rãnh rỗi không có việc làm nên làm cướp giữa ban ngày bốc lột người dân Khmer Krom trong khi cô ấy mặc áo có in chữ Khmer và hình Angkor Wat để thể hiện tinh thần yêu văn hoá dân tộc Khmer của bản thân thì bị Công An của Đảng Cộng Sản Việt Nam thịch thu và phạt một triệu đồng (1.000.000 Đ).
Đưới đây là lời bày tỏ sự bức xúc của cô gái Khmer Krom chỉ trích chính quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam:
“Tôi cũng là một người Khmer, Nhưng tại sao tôi không hiểu, chính phủ của người Yuôn [người Việt] nó không có việc làm nên nó làm cướp ban ngày, mở mắt xem biết nó là cướp liền. Tại sao mình mặc áo Khmer, yêu văn hoá Khmer nó [Công An] lại bắt và phạt một triệu đồng liền, làm thấy tức cười quá, nó làm y hệt như cướp vậy. Tôi mua áo này để mặc, bởi vì tôi là người Khmer. Tôi không phải trách nó là cướp, dù tôi biết nó là cướp nhưng tôi không hề nói cho ai biết nó là cướp, tại vì tôi đã biết.Tôi vẫn còn nhớ là [Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam] có khẩu hiệu rõ ràng bằng tiếng Việt là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, tôi không hiểu tiếng Khmer có ý nghĩa như thế nào, tại vì tôi không rành điều đó. Tôi xin nói bằng tiếng mẹ đẻ của tôi [cho mỗi người được biết], Mình mua áo lại, mình mặc, bây giờ nó bắt, thấy tức không? Mình không được nói nó là cướp đâu, tại sao mình mặc áo yêu văn hoá Khmer, áo Angkor Wat như vậy, tự nhiên nó lại bị bắt mình. Thấy tức không, thấy nó y hệt như cướp không, có ai có cảm xúc như tôi không?”
“Tôi cũng là một người Khmer, Nhưng tại sao tôi không hiểu, chính phủ của người Yuôn [người Việt] nó không có việc làm nên nó làm cướp ban ngày, mở mắt xem biết nó là cướp liền. Tại sao mình mặc áo Khmer, yêu văn hoá Khmer nó [Công An] lại bắt và phạt một triệu đồng liền”
Từ cướp đất nước lại bốc lột người [Khmer]:
Cô ấy nói thêm rằng chị của cô ấy là người bán áo này, khi chính quyền Việt Nam thịch thu và phạt như vậy đã làm cho chị của cô ấy không có việc gì để làm nữa. Cô ấy chỉ trích rằng chính quyền Việt Nam không lo đi bắt các bọn cướp hay kẻ phạm tội trong nước nhưng lại bốc lột những người dân lương thiện, y như những gì mà cô ấy mắng rằng hành động của chính phủ Việt Nam không khác gì với hành động của bọn cướp. Cô ấy nói thêm rằng chính quyền Việt Nam hồi xưa đã cướp đất nước người ta, còn bậy lại cướp và bốc lột người dân Khmer Krom giữa ban ngày.
“Tôi có chị là người bán áo, nếu bị bắt như vậy, chị ấy có việc gì để làm nữa. Đồ mấy thằng bọn cướp, sao rãnh quá đi, không đi bắt bọn cướp hay bọn phạm luật pháp nhưng lạI bắt người lương thiện như tôi chỉ mua cái áo lại mặc. Tôi không hiểu mấy bọn này nó có y đồ gì, hết cái đi cướp đất nước của người ta thì lại bốc lột tiền trong túi và phạt chỉ vì người ta mua áo để mặc thôi. Còn ở quê của tôi, tôi không nói đến Yuôn đâu, [người] Khmer làm công an Yuôn nó cũng làm đều đó được, tôi không biết bộ não của bọn nó là gì nữa.”
Hồi tháng tư chính quyền Việt Nam cũng đã thịch thu áo có in chữ Khmer của một người dân Khmer Krom tại huyện Phno Đạch (Cầu Ngang) thuộc tỉnh Preah Tro Peang (Trà Vinh) trong khi họ mặc áo thung trắng có in bản đồ Kampuchea Krom (Miền Nam Việt Nam) và có in chữ Khmer “Kampuchea Krom” trong dip tết Chol Chnam Thmay của người Khmer.
Theo tin nhắn của một người dân mạng xã hội facebook tên Chan Sophea người đã bị chính quyền Việt Nam thịch thu áo thung hồi tháng tư, mà Đài Tiếng Nói Kampuchea Krom (VOKK) nhận được nói rằng khi cô ấy mặc áo này thì bị công an theo dõi, thẩm vấn và sau đó thịch thu.
Cô Chan Sophea viết bằng tiếng Khmer và dịch sang tiếng Việt rằng: “Sophea mặc áo này bị công an theo dõi, lại thẩm vấn và thịch thu.”
“Sophea mặc áo này bị công an theo dõi, lại thẩm vấn và thịch thu.”
Chính phủ Việt Nam không có chính sách chính đáng để người dân bản địa Khmer Krom có quyền hưởng được “Quyền Tự Quyết Dân Tộc” và các quyền căn bản khác theo Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của người bản địa, mà chính Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên trong số 143 quốc gia đã bỏ phiếu công nhận về việc thông qua nghị quyết về tuyên ngôn của người bản địa trong phiên họp thường kỳ lần thứ 61 tại Đại hội đồng LHQ được đề xuất vào ngày 13 tháng 9 năm 2007. Dù Việt Nam là một quốc gia công nhận quyền của người bản địa, nhưng chính phủ Hà Nội chẳng thực hiện theo những gì mà họ đã ký kết với LHQ là sẽ tôn trọng quyền căn bản của các dân tộc bản địa trên đất nước Việt Nam.
Dù Việt Nam là một quốc gia đã bỏ phiếu công nhận về việc thông qua nghị quyết trên, nhưng họ luôn phủ nhận Khmer Krom là người bản địa, trong khi Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Khmer Krom là người bản địa qua Diễn Đàn Thường Trực của Liên Hiệp Quốc về Các Vấn Đề Người Bản Địa (UNPFII) diễn ra hằng năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thủ đô New York, Hoa Kỳ.
Theo Điều 8 của Bản Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc về quyền của người bản địa nói rằng các dân tộc và cá nhân người bản địa có quyền không bị cưỡng ép đồng hóa hay hủy hoại nền văn hóa của họ và các quốc gia phải có cơ chế hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục trong việc đảm bảo văn hoá của người bản địa cho được tồn tại.
“Các dân tộc và cá nhân người bản địa có quyền không bị cưỡng ép đồng hóa hay hủy hoại nền văn hóa của họ. Các quốc gia phải có cơ chế hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục: Bất kỳ hành động nào có mục đích hoặc tác động để tước đoạt quyền được toàn vẹn là các dân tộc riêng biệt của họ bị hoặc tước đoạt các giá trị văn hóa hay bản sắc dân tộc của họ; Bất kỳ hành động nào có mục đích hoặc tác động để tước đoạt đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ; Bất kỳ hình thức ép buộc chuyển dân nào với mục đích hoặc tác động nhằm xâm phạm hay tổn hại quyền của họ; Bất kỳ hình thức ép buộc đồng hóa hay hội nhập nào; Bất kỳ hình thức tuyên truyền nào nhằm thúc đẩy hay khuyến khích phân biệt đối xử chủng tộc hay sắc tộc trực tiếp đối với họ.” Điều 8 của Bản Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc về quyền của người bản địa.
“Các dân tộc và cá nhân người bản địa có quyền không bị cưỡng ép đồng hóa hay hủy hoại nền văn hóa của họ.”
Theo Hiến pháp năm 2013 của Nước CHXHCNVN, Chương II nói về Quyền của con người Quyền và Nghĩa vũ cơ bản của công nhân, phần 1 của điều 14 nói rằng “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Khmer Krom hay người Khmer là một dân tộc trong 54 dân tộc có mặt trên dãi đất Việt Nam ngày nay, mà chính quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam công nhận là một dân tộc tiểu số sống tại lãnh thổ Kampuchea-Krom (Nam Bộ Việt Nam),nhưng Liên Hiệp Quốc và Nhà sử học quốc tế công nhận răng Khmer Krom là người bản địa.