Thạch Preichea Koeun l Báo Prey Nokor
Lịch sử Srah Kuo và Lời kêu gọi của Đại đức Trần Thạch Dũng cựu giảng sư thuộc Học Viện Phật Giáo Theravada Khmer tại tỉnh Prek Reusey (Cần Thơ) để cứu Srah Ku (Ao Ba Om) tỉnh Preah Tro Peang (Trà Vinh) bị khô cạn trong thời gian gần đây.
Trong lời kêu gọi được phát hành trênh Kênh Truyền Hình Prey Nokor (PTV) online ngày 4 tháng 3 năm 2016, Đại đức Trần Thạch Dũng đã nhắc lại về lịch sử của Srah Ku (Ao Bà Om) rằng Srah Ku là sở hửu và là địa điểm văn hóa lịch sử của người bản địa Khmer Krom bởi ao này được hình thành từ bàn tay, công sức và trí tuệ của tổ tiên Khmer Krom trong thời kỳ nhà nước Chenla (Chân Lạp) của người Khmer (550–706). Điều này Đại đức Trần Thạch Dũng muốn chứng minh để phản bác với lời tuyên truyền bịa đặt của chính phủ Đảng Cộng Sản Việt Nam rằng Srah Ku được hình thành từ sự đoàn kết giữa hai dân tộc Khmer và Kinh.
Đại đức Trần Thạch Dũng kêu gọi sư sãi và phật tử Khmer Krom tất cả 142 chùa trong tỉnh Preah Tro Peang và các tỉnh khác cùng nhau tự đào lại Srah Kuo di tích văn hóa lịch sử của dân tộc bản địa Khmer Krom nếu các nhà chức trách Đảng Cộng Sản Việt Nam không làm tròn nhiệm vụ của họ trong việc bảo quản di tích lịch sử của dân tộc Khmer.
Srah Ku (Ao Bà Om) là sở hữu của người bản địa Khmer Krom nhưng toàn bộ khu vực Srah Ku và chùa Angorajapuri (Ang) một ngôi chùa cổ của người Khmer được Chính Phủ Đảng Cộng Sản Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994, thuộc loại hình danh lam thắng cảnh độc đáo của tỉnh Preah Tro Peang (Trà Vinh). Hàng năm, nơi đây còn tổ chức các lễ, hội của dân bản địa Khmer Khmer Krom như Chol-Chnam-Thmây, Sen Dolta, Ok-Om-Bok…
Toàn bộ khu vực Srah Kuo có diện tích khoảng 39.000 m2, trong đó diện tích ao hơn 10.000 m2, xung quanh là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi che bóng mát quanh năm, là điểm sinh hoạt,vui chơi giải trí, du lịch rất hấp dẫn.
Nếu nói theo lịch sử của sự hình thành Srah Ku và Cuộc Nam Tiến của người Yuon hay người Việt là Srah Ku được hình thành trong thời kỳ nhà nước Chenla (Chân Lạp) trong khoảng năm 550 đến 706 và Chúa Nguyễn hay chúa Hiền của Việt Nam sai quan đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi-xuy nay thuộc tỉnh Đôn-Nay (ខេត្តដូនណៃ) (Đồng Nai) để mở rộng đất cho người Việt sang sống và làm ăn trên lãnh thổ của người Khmer vào năm 1658 thì sự hiện diện của người Yuon trên lãnh thổ Kampuchea Krom (Miền Nam Việt Nam) sau người Khmer đào Srah Kuo 952 năm (1658-706= 952).
Để hiểu thêm chi tiết, xin quý khán giả xem lời kêu gọi và lời trình bày về lịch sử của Srah Kuo bằng Khmer ngữ như sau: