Thạch Preichea Koeun l Báo Prey Nokor
Các nhà sư, thanh niên và sinh viên Khmer Krom đã hẹn nhau qua trang mạng Facebook đến gặp nhau tại Srah Ku (Ao Bà Om) tỉnh Preah Tro Peang (Trà Vinh) vào chiều Chủ Nhật ngày 13 tháng 3 năm 2016 để bày tỏ sự lo lắng của họ về vấn đề ao cổ của người Khmer đã bị cạn trong thời gian gần đây và phản đối việc Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Preah Tro Peang (Trà Vinh) có dự án làm bờ kè xung quanh ao.
Theo nguồn tin từ những người tham gia nói rằng cuộc gặp mặt chiều nay có 4 nguyện vọng; thứ nhất để trao đổi ý kiến, thứ hai để phản đối với lời của giám đốc Sở VH TT& DL tỉnh Preah Tro Peang được đăng trên Báo Mới của Việt Nam về vấn đề Srah Ku, thứ ba cùng nhau làm đơn trình đến Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước tỉnh Preah Tro Peang để giải quyết các vấn đề nêu trên và thứ tư các nhà sư cũng làm lễ cầu siêu đến các bậc anh hùng tổ tiên Khmer Krom người đã hy sinh vì dân tộc và Văn Hóa Khmer tại Lãnh thổ Kampuchea Krom.
Cuộc gặp mặt này được diễn ra trong bối cảnh Srah Ku bị cạn và có tin đăng trên trang Báo Mới của Việt Nam trích lời của Ông Trần Thanh Thưởng, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Preah Tro Peang cho biết Sở VH,TT&DL tỉnh Preah Tro Peang có kế hoạch nạo vét ao, sau đó làm kè xung quanh ao để chống sạt lở và giữ nước trong ao đầy quanh năm, tạo cảnh quan… “Sở sẽ xin chủ trương UBND tỉnh tỉnh [Preah Tro Peang ] Trà Vinh và trình Bộ VH, TT&DL. Nếu như Bộ chấp thuận, chúng tôi sẽ lập đề án, tổ chức hội thảo tranh thủ sự đồng thuận của cán bộ, sư sãi và đồng bào Khmer trong tỉnh để tiến hành thực hiện đề án”.
Srah Ku (Ao Bà Om) là nơi tôn nghiêm và là nơi để tổ chức các nghi thức lễ bái truyền thống của người bản địa Khmer Krom, nhưng hôm nay toàn bộ khu vực Srah Ku và chùa Angorajapuri (Ang) một ngôi chùa cổ của người Khmer bị Chính Phủ Đảng Cộng Sản Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1994 đến nay.
Trước khi ao bị cạn, chính quyền Việt Nam đã cho phép một nhóm người đem tàu cano lại chạy đua trong ao một cách hổn loạn. Những người bản địa Khmer Krom gọi hành động này là một sự khinh thường và chà đạp đến nơi tôn nghiêm và tổ tiên của người bản địa Khmer Krom.