Nỗ Lực Quyết Liệt của Liên Đoàn Khmers Kampuchea-Krom Trong Cuộc Đấu Tranh cho Nhân Quyền của Người Khmer-Krom tại Cơ Chế Rà Soát Định Kỳ Phổ Quát (UPR)

Màn trình diễn Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam vừa khép lại vào ngày 7 tháng 5 năm 2024 tại Geneva, Thụy Sĩ, nhưng lại để lộ một bức tranh u ám. Bức tranh sáng sủa mà đoàn Việt Nam vẽ ra, cách biệt quá xa với thực tế mà nhiều người dân, đặc biệt là cộng đồng bản địa Khmer-Krom, đang phải đối mặt, và Liên Đoàn Khmers Kampuchea-Krom (KKF) đã phơi bày điều này. KKF đã nói lên về những vấn đề vi phạm nhân quyền ảnh hưởng đến người Khmer-Krom, như quyền tự quyết, tự do báo chí và biểu đạt, quyền tôn giáo, giáo dục bình đẳng, và quyền tham gia vào việc xây dựng một tương lai bền vững (SDGs).

Trước khi UPR diễn ra, KKF đã gửi kiến nghị tới các cơ quan đại diện của các quốc gia thành viên tại Liên Hiệp Quốc, nêu lên những lo ngại sâu sắc về vi phạm nhân quyền đối với người Khmer-Krom, đặc biệt là những vụ bắt giữ gần đây của các nhà hoạt động nhân quyền và các vị sư Phật giáo Khmer-Krom. Những kiến nghị này giúp cho các quốc gia thành viên chất vấn Việt Nam về những vi phạm mà Việt Nam đang cố tình che đậy.

Trong khi Việt Nam cố gắng tô vẽ một cảnh “màu hồng” với những tuyên bố thiếu căn cứ về tiến triển nhân quyền. Dù kịch bản “hứa hẹn” của Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, nhưng các “nhà phê bình” quốc tế vẫn đưa ra những “nhận định” sắc bén, yêu cầu cải thiện. Đáng chú ý, bốn quốc gia lên tiếng kêu gọi công nhận dân tộc bản địa và tôn trọng quyền của họ. Mỹ cũng tham gia hối thúc Việt Nam phóng thích các cá nhân bị giam giữ, điều tra các cáo buộc, và đảm bảo công lý.

Phản ứng mạnh mẽ từ 130 quốc gia với 320 kiến nghị, cho thấy mối quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Đây là minh chứng hùng hồn rằng, nhân quyền là “sân khấu” không biên giới, không thể “chỉnh sửa kịch bản” theo văn hóa, hay hoàn cảnh riêng mà trưởng phái đoàn Việt Nam cố gắng biện hộ cho thành tích vi phạm Nhân Quyền của Việt Nam. Nỗ lực “đạo diễn lại” bằng thuyết tương đối văn hóa của Việt Nam đã thất bại, càng tô đậm tính toàn cầu của vấn đề.

 

Những nỗ lực của KKF được đền đáp. Nhiều vấn đề họ nêu ra được lặp lại trong các khuyến nghị cho Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của tiếng nói kiên cường. Nhưng hành trình chưa dừng lại ở đó. Vào chính ngày diễn ra UPR, KKF tổ chức một cuộc biểu tình mạnh mẽ trước trụ sở LHQ. Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, hình ảnh lá cờ của người bản địa Khmer-Krom tung bay phấp phới dưới mưa, như một biểu tượng cho tinh thần kiên định. Đây không chỉ là cuộc biểu tình, mà là minh chứng cho sự bền bỉ, ý chí đấu tranh cho công lý và bình đẳng của người Khmer-Krom.

Dù ánh đèn sân khấu của UPR có thể tắt, nhưng “vở kịch nhân quyền” ở Việt Nam vẫn chưa hạ màn. Cuộc chiến đấu cho quyền tự quyết của người Khmer-Krom vẫn chưa có hồi kết. KKF cùng với sự giám sát của cộng đồng quốc tế, sẽ tiếp tục là những ngọn đuốc thắp sáng, xua tan bóng tối vi phạm nhân quyền đang bao phủ lên người Khmer-Krom.

Đã đến lúc Việt Nam, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, cần lắng nghe tiếng nói của các dân tộc bản địa, thực thi các cam kết quốc tế, để nhân quyền thực sự được tôn trọng.

Comments are closed.