Trong những năm gần đây, thế giới lên án Việt Nam đã và đang vi phạm quyền tự do tôn giáo. Nhưng chính phủ Việt Nam thì lúc nào cũng biện luận là tự do tôn giáo được bảo vệ ngay cã trong hiến pháp của Việt Nam. Tại Điều 24, Chương II của Hiến pháp 2013, quy định:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Nếu như Hiến Pháp của Việt Nam đã quy định rõ ràng như vậy, tại sao các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam, ngay cả các vị sư Khmer-Krom theo phật giáo nam tông cũng đang kêu cứu để có tự do tôn giáo. Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã từng viết một câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do tôn giáo hay là chết!”
Sự thật như thế nào? Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu vào tổ chức phật giáo mà chính quyền Việt Nam bắt các vị sư Khmer-Krom phải tham gia: “hội đoàn kết sư sãi yêu nước”.
Xin nhắc lại rằng, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, người Khmer-Krom được tự do lập hội và có những tổ chức tôn giáo độc lập riêng của mình. Hai tổ chức tôn giáo chính là Theravada được lảnh đạo bởi Hoà Thượng Kim Sang, và Khmerara Nikay được lảnh đạo bởi Hoà Thượng Thạch Ngos. Mặt trận giải phóng miền nam cũng cho thành lập một tổ chức phật giáo của người Khmer-Krom để chiêu dụ các vị sư Khmer-Krom tham gia kháng chiến chống Mỹ vào năm 1964 gọi là “Hội Đoàn Kết Sư Sãi Khu Tây Nam Bộ”.
Sau khi miền nam Việt Nam, được gọi là giải phóng, thì các tổ chức phật giáo của người Khmer-Krom bị giải tán. Nhưng chỉ có hội đoàn kết sư sãi khu tây nam bộ là còn hoạt động cho đến năm 1981 vì họ có công “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” để giải phóng đất nước.
Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập dưới sự quản lý trực tiếp của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, và ai cũng biết là Đảng Cộng Sản Việt Nam lảnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời, thì hội đoàn kết sư sãi yêu nước tây nam bộ chính thức không còn hoạt động. Nhưng chính quyền Việt Nam rất giỏi trong việc kiểm soát những hoạt động tôn giáo của người Khmer-Krom, đã cho phép người Khmer-Krom hoạt động tôn giáo của mình dưới một tên mới, gọi là hội đoàn kết sư sãi yêu nước. Hội này dưới sự quản lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Nếu người không hiểu chuyện, cứ nghĩ là người Khmer-Krom đang được tự do hoạt động dưới một tổ chức tôn giáo độc lập. Nhưng thật ra, chỉ nhìn cái tên của hội thôi, cũng thấy sặc mùi chính trị. Có nhiều vị sư Khmer-Krom ở các chùa không muốn tham gia vào hội đoàn kết sư sãi yêu nước, vì các vị sư đó không muốn đi học chính trị, đi học lớp bảo vệ an ninh quốc phòng, thì những vị sư ở những chùa đó sẽ bị trù dập, bị chụp cho cái mũ phản động. Nhiều vị sư Khmer-Krom không thể tiếp tục tu hành, phải đành bỏ chùa mình đi qua Kampuchea, hay đi xin tị nạn chính trị ở nước khác.
Điều đáng nói là, chỉ có các vị sư Khmer-Krom thôi là bị buộc tham gia vào hội đoàn kết sư sãi yêu nước. Chắc có lẽ chính quyền Việt Nam sợ các vị sư Khmer-Krom không yêu nước hay chăng? Làm như vậy có coi là kỳ thị không? Có cần phải ép các vị sư Khmer-Krom phải yêu nước không? Đây là tự do tôn giáo mà Việt Nam ban cho người Khmer-Krom sao?
Cách đây 9 năm, Vào ngày 8 tháng 2 năm 2007, hơn 200 vị tăng sinh Khmer-Krom của trường trung cấp Pali Nam Bộ tại Sóc Trăng đã can đảm đứng lên đòi quyền tự do trong việc tổ chức các buổi lể tôn giáo của mình, đặc biệt là tổ chức Lể Dâng Y. Trong thời điểm đó, Chính quyền Việt Nam chỉ cho người Khmer-Krom tại Khleang (Sóc Trăng) chỉ tổ chức Lể Dâng Y trong một ngày, thay gì trong vòng 29 ngày. Chính quyền Việt Nam không trực tiếp ra tay, mà chỉ đạo cho hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng bắt hoàn tục hơn 19 vị tăng sinh và bắt bỏ tù 5 vị tăng sinh (Danh Tol, Kim Moul, Lý Hoàng, Thạch Thương, Lý Sương). KKF đã tổ chức các cuộc biểu tình khắp nơi trên thế giới, vận động với các tổ chức nhân quyền của LHQ và các quốc gia yêu chuộng công lý, gây sức ép cho chính quyền Việt Nam đế trả tự do cho 5 vị tăng sinh. Trước áp lực quốc tế, Việt Nam đã trả tự do cho các vị tăng sinh trước mãn hạn tù. Vì can đảm đấu tranh cho tự do tôn giáo, năm vị tăng sinh khi đang xin tị nạn tại Thái đã được chấp nhận đi định cư ở nước thứ 3. Cũng nhờ có sự đấu tranh của các vị tăng sinh mà người phật tử Khmer-Krom tại Khleang đã được tổ chức lễ dâng y trong vòng 29 ngày tại các ngôi chùa của mình, như họ đã từng làm hơn cã trăm năm qua.
Năm 2013, chính quyền Việt Nam lại tiếp tục chỉ đạo cho hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng bắt hoàn tục hai vị sư Khmer-Krom (Liêu Ny và Thạch Thuol), và đem ra toà không cho có luật sư bào chửa hoặt tự biện hộ, kết án hai vị sư này từ 4 đến 6 năm tù giam. Hai vị sư này chỉ xin cho được tự do mở lớp học chử Khmer trong chùa của mình, và dám trả lời phỏng vấn với đài tiếng nói Kampuchea-Krom về vấn đề tự do tôn giáo của người Khmer-Krom. Hai vị sư Khmer-Krom đang bị giam trong tù, là bằng chứng rỏ nhất, cho thấy là Việt Nam có thật sự tự do tôn giáo như là chính quyền Việt Nam nói không.
Năm 2014, đặc phái viên của LHQ về quyền tự do tôn giáo và tín ngưởng, ông Heiner Bielefeldt, đã đến Việt Nam để xem xét về tự do tôn giáo. Trước khi lên đường, phụ tá của ông đã liên lạc với KKF để tìm hiểu thông tin về những vi phạm về tự do tôn giáo mà người Khmer-Krom đang gặp phải. KKF đã giúp phái đoàn của ông đặc phái viên LHQ tiếp xúc với hai vị sư Khmer-Krom đang học tại Thái trước khi ông lên đường đi Việt Nam đễ gặp những vị sư Khmer-Krom. Với sự giúp đở nhiệt tình của KKF đã giúp cho ông Bielefeldt hiểu thêm được sự thật của tự do tôn giáo của người Khmer-Krom tại Việt Nam. Khi ông trở về, ông đã có bản báo cáo về tự do tôn giáo tại Việt Nam trình lên LHQ làm cho chính quyền Việt Nam không hài lòng.
Trong bản báo cáo của mình, ông Bielefeldt, đã viết rằng: “ some Buddhist monks who identified themselves as Khmer Krom expressed their wish to have more autonomy not only within the Vietnamese Buddhist Sangha but also outside of the official Buddhist umbrella organization.” Xin tạm dịch là: “một số tu sĩ Phật giáo tự nhận mình là người Khmer-Krom bày tỏ mong muốn có quyền tự chủ nhiều hơn không chỉ trong phạm vi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà còn bên ngoài của tổ chức bảo trợ Phật giáo chính thức.” Điều này nói lên nguyện vọng của các vị sư Khmer-Krom mong muốn có riêng một tổ chức tôn giáo độc lập cho người Khmer-Krom không dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam, vì tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là đặc ân của chính phủ.
Hy vọng là chính quyền Việt Nam sẽ không cấm đặc phái viên về tự do tôn giáo của LHQ đến Viêt Nam, như đã từng làm sau khi đặc phái viên về tự do tôn giáo của LHQ, ông Abdelfattah Amor đến Việt Nam năm 1998 và viết bài báo cáo về việc Việt Nam vi phạm tư do tôn giáo, để rồi sau 16 năm, mới cho ông Bielefeldt đến Việt Nam.