Chỉ trong vòng một tháng nữa, cộng đồng Khmer-Krom tại Kampuchea-Krom sẽ chào đón năm mới với lễ tết truyền thống chol cham thmay. Tuy nhiên, ánh sáng của nền văn hóa đa dạng này đang bị che khuất bởi bóng đen của việc áp đặt tôn giáo và đồng hóa văn hóa, đòi hỏi một lời kêu gọi cứu viện cấp bách đến Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế.
Hai sự kiện gần đây đã khiến lòng người xót xa. Ngày 26 và 28 tháng 3 năm 2024, tại chùa Trônôm Sêk tại tỉnh Long Hor (tỉnh Vĩnh Long), các nhà chức trách đã bắt bớ và buộc tội các nhà sư Khmer-Krom hoàn tục một cách bất nhân. Trong số đó có những bậc tôn kính như Thượng tọa Thạch Chanh Da Ra, Thượng tọa Dương Khải, Thượng tọa Thạch Qui Lay, Thượng tọa Kim Sa Ruồng và Thượng tọa Thạch Chốp. Những trụ cột tinh thần của cộng đồng Khmer-Krom bị đàn áp bất công, chỉ vì họ kiên định bảo vệ ngôi chùa và đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng của người bản địa Khmer-Krom. Hành động đàn áp phi nhân, được che đậy dưới danh nghĩa giữ gìn trật tự, đã khiến cộng đồng ngỡ ngàng và phẫn nộ.
Cùng chung cảnh ngộ là sự tàn phá tàn nhẫn của ngôi Sala Chol Tian (nhà nguyện) tại tỉnh Long Hor, vào ngày 1 tháng 4 năm 2024. Ngôi Sala Chol Tian được kỳ vọng là ngọn hải đăng hy vọng, và bảo tồn văn hóa của người Khmer-Krom, là nơi thờ cúng, tổ chức các buổi lễ, và dạy tiếng Khmer cho trẻ em nhằm bảo vệ tiếng nói mẹ đẻ của họ. Để đạt được ước mơ đơn giản đó, Bà Thạch Thị Sa Bach đã cống hiến mảnh đất của gia đình bà, để xây ngôi Sala Chol Tian này.
Một đoạn video thâu lại vào ngày 20 tháng 11, 2020, ngày tổ chức lễ động thổ để khởi công Ngôi Sala Chol Tian, đại diện cho chính quyền địa phương, ông Huỳnh Văn Toa đã cám ơn bà Thạch Thị Sa Bach đã cống hiến mảnh đất này, để xây ngôi Sala Chol Tian. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực vượt qua thủ tục hành chính và xin cấp phép, chính quyền Việt Nam có ý định không cho người Khmer-Krom ở vùng hẽo lánh này bảo tồn tiếng nói và tôn giáo của họ, nên đã dửng dưng trước những khát vọng chính đáng. Thay vào đó, họ phớt lờ những ước mơ và đưa ra lý do vô căn cứ về việc xây dựng trái phép, trước cáo buộc vô căn cứ như, xây trên đất không có chủ quyền, rồi nào diện cớ là xây trên đất ruộng. Đáng nực cười là, cách ngôi Sala Chol Tian không xa, lại có một ngôi chùa khang trang của người Việt được phép xây trên đất ruộng. Như vậy chính quyền có kỳ thị người Khmer-Krom không?
Những hành vi đáng lên án này không phải là sự kiện cá biệt, mà là một phần trong chính sách đồng hóa và áp bức nhằm xóa nhòa bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc của người Khmer-Krom. Việc lên án về hành động của Việt Nam và đòi hỏi trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này là điều cần thiết. Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế cần có những hành động quyết liệt, bao gồm cả việc loại Việt Nam khỏi hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đang là thành viên, và coi đây là quốc gia đáng quan ngại về đàn áp tôn giáo.
Chúng ta, những người bạn toàn cầu, hãy cùng nhau lên tiếng vì cộng đồng Khmer-Krom. Hãy kêu gọi chính quyền Việt Nam thả ngay lập tức các vị sư Khmer-Krom và các nhà hoạt động cho nhân quyền Khmer-Krom. Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho việc phá huỷ Sala Chol Tien và phải bồi thường cho xây dựng lại. Hãy cùng nhau đấu tranh chống lại bất công, bảo vệ quyền lợi của những người bị thiệt thòi, và duy trì các nguyên tắc về nhân quyền và phẩm giá cho tất cả mọi người.