Tự Do Khỏi Nỗi Khiếp Sợ

Ông Thạch Ngọc Thạch (trái) Chủ tịch Liên hội Khmer Krom có trụ sở tại Hoa Kỳ, và các tăng sĩ đến thăm đài VOA

Ông Thạch Ngọc Thạch (trái) Chủ tịch Liên hội Khmer Krom có trụ sở tại Hoa Kỳ, và các tăng sĩ đến thăm đài VOA

Cố tổng thống Hoa Kỳ, ông Franklin D. Roosevelt đã có một bài phát biểu trước quôc hội Mỹ về bốn quyền căn bản, trong đó quyền thứ tư và cũng là quyền quan trọng nhất của con người, là quyền “Tự Do Khỏi Nỗi Khiếp Sợ” (Freedom from Fear), vào ngày  6 tháng 1 năm 1941. Quyền tự do khỏi nỗi khiếp sợ cũng được đề cập trong phần mở đầu của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền đã được thông qua bởi Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 10 Tháng 12 năm 1948.

Một cuốn sách rất giá trị cũng có tựa đề cùng tên là “Tự Do Khỏi Nỗi Khiếp Sợ” được viết bởi bà Aung San Suu Kyi, xuất bản vào ngày 14 tháng 7 năm 2010. Trong quyển sách này, có đoạn văn được tạm dịch*: ” Trong một hệ thống chính trị luôn chối bỏ sự tồn tại của các quyền con người cơ bản, sự khiếp nhược có vẻ như là thuộc tính nổi bật. Sợ tù đày, sợ tra tấn, sợ cái chết, sợ bị mất đi những bạn bè, gia đình, tài sản hay phương tiện sống, sợ đói nghèo, cô lập, trước thất bại. Hình thức quỷ quyệt nhất của sự khiếp nhược là hình thức ngụy trang dưới lẽ thường hoặc thậm chí là sự thông thái, kết án những hành vi can đảm bé nhỏ thường nhật – những hành vi giúp bảo toàn niềm tự trọng và phẩm giá ẩn chứa trong mỗi con người – là ngu ngốc, khinh suất, không đáng giá hoặc vô ích. Không dễ dàng để quần chúng đang khiếp sợ dưới sự cai trị hà khắc hiểu rằng họ có thể tự giải thoát mình khỏi bầu khí độc của nỗi sợ hãi đang làm họ kiệt sức. Ấy thế mà ngay cả khi dưới sự đàn áp của những bộ máy cai trị hà khắc nhất, tinh thần can đảm vẫn trỗi dậy hết lần này qua lần khác, vì nỗi sợ không phải là trạng thái tinh thần tự nhiên của một người văn minh.”

Người dân sống tại Việt Nam có sống trong cảnh lo âu sợ hải không? Không cần hỏi, người đọc chắc đã có câu trả lời. Chuyện bầu bán tại Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã kết thúc. Ông tổng bí thư có câu phát biểu, “Cái hay của chúng ta là lãnh đạo tập thể nhưng cá nhân phụ trách, phát huy vai trò của người đứng đầu nhưng phải phát huy dân chủ.” Dân chủ mà ông tổng bí thư nhắc ở đây là chỉ cho các đồng chí lảnh đạo của ông, chứ dân chủ đó người dân bình thường thì sẽ không bao giờ có quyền để đi bầu cho người lảnh đạo của quốc gia mình như ở các nước dân chủ thực sự. Nếu có người dân nào không sợ mà dám đòi quyền được tự do lập hội, hay tổ chức cá nhân gì, thì bị chup cho cái mủ “lợi dụng tự do dân chủ” là xong luôn.

Sống trong một quốc gia mà hệ thống tư pháp không đảm bảo quyền căn bản của người dân, thì những người bản địa tại Việt Nam, nhất là người Khmer-Krom sống trong sự sợ hải và lo lâu. Ngay cả lên mạng để đọc thông tin về những gi liên quan đến Khmer-Krom hay là muốn nghe nhạc cũa người Khmer-Krom viết ở hải ngoại, rất nhiều người Khmer-Krom trong nước cũng còn rất sợ. Sợ là khi bị phát hiện, họ sẽ bị đem ra toà, cho dù là những nội dung họ đang xem không có gì là vi phạm luật pháp của Việt Nam hết. Vấn đề là họ không có quyền để biện luận trước toà, thì sẽ dể dàng bị kết tội về những tội mà họ không làm một cách bất công.

Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin đã giúp mở ra cánh cửa ảo và thật sự mang ánh sáng cho người Khmer-Krom trong nước. Trong thập niên 80, khi người Khmer-Krom bị bắt hay bị giết oan trong vụ án KC50 tại tỉnh Preah Trapeang (Trà Vinh), những thông tin về chuyện bắt bớ đó ít có ai biết. Nhưng bây giờ, nếu một người Khmer-Krom nào bị vi phạm nhân quyền và thông tin đó được gởi tới KKF, thì chuyện vi phạm nhân quyền đó sẽ được ghi nhận, và được KKF gởi đi các tổ chức bảo vê nhân quyền của LHQ, và các nước có những đối thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam, để kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền của người Khmer-Krom trong vụ vi phạm nhân quyền đó.

Cho dù Việt Nam bây giờ đả nới lỏng chút ít cho người dân được hưởng chút tự do, nhất là chính quyền Việt Nam không thể nào kiểm tra nổi ai đang lên mạng liên lạc với ai và đọc những gì. Cho nên trong những năm gần đây, nhiều người Khmer-Krom tại quê nhà đã biết lên mạng và đọc những gì họ muốn biết, vì họ đả hiểu được đó là quyền cơ bản của con người để được tự do tiếp nhận thông tin. Càng đọc, thì họ càng hiểu về lịch sử của họ mà nhà nước không cho học. Họ càng hiểu họ là ai, rồi càng tự hào và cố gắng giử gìn bản sắc văn hoá của họ.

Xin kết thúc bài viết này bằng đoạn văn trong  “Tự Do Khỏi Nỗi Khiếp Sợ” của bà Aung San Suu Kyi, được tạm dịch*: “Suối nguồn của lòng can đảm và sự vững vàng trước bạo quyền vô hạn độ thường là lòng tin son sắt vào các giá trị đạo đức thiêng liêng, kết hợp với sự hiểu biết lịch sử rằng dù cho mọi khó khăn, lịch sử loài người được đặt trên một lộ trình duy nhất là sự tiến bộ cả về tinh thần lẫn vật chất. Chính khả năng tự cải biến và sửa sai là yếu tố quan trọng nhất, phân biệt giửa con người với con vật. Cội rễ của trách nhiệm của con người là khái niệm hoàn mỹ, sự khao khát đạt được nó, sự thông tuệ để tìm đường đến với nó, và sự sẵn lòng đi theo con đường đó cho tới đích cuối cùng, hoặc ít ra cũng đi được khoảng cách cần thiết để vượt lên trên các giới hạn cá nhân và các trở ngại của môi trường. Chính viễn kiến của con người về thế giới tương thích, với nhân tính duy lý, và văn minh đã dẫn chúng ta đến chỗ dám chịu đựng mất mát để xây dựng các xã hội tự do khỏi đói nghèo và khiếp nhược. Các khái niệm như sự thực,công lý và lòng trắc ẩn không thể bị loại trừ vì lặp đi lặp lại quá nhiều, trong khi chúng thường là những bức tường thành duy nhất hiên ngang chống lại bạo quyền.”

* Ghi chú: đoạn văn dịch ra tiếng việt trong “Tự Do Khỏi Nỗi Khiếp Sợ” được trích ra từ:

http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=47&idpoeme=3289

Comments are closed.