Trước thềm năm mới, năm 2016 Dương lịch, cùng với tất cả các anh chị em của ban lảnh đạo và cộng sự viên của Đài Tiếng Nói Kampuchea-Krom, chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả, độc giả và khán giả những lời cầu chúc chân thành nhất, cầu mong năm mới sẽ đem lại bình an, hạnh phúc đến với mọi người.
Để đáp ứng nhu cầu thính giả và bạn đọc, đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh tại quê nhà (Kampuchea-Krom) không thể đọc và hiểu tiếng Anh, và đau lòng hơn nửa là cũng không thể đọc và hiểu tiếng Khmer là tiếng mẹ đẻ của mình, cho nên đài tiếng nói Kampuchea-Krom phải dành thêm thời gian để mở thêm trang tiếng Việt nhằm giúp mang thông tin bổ ích, giúp cho các bạn trẻ Khmer-Krom hiểu thêm về cội nguồn của mình, rồi sẽ tự hào và cố gắng bảo tồn văn hoá, ngôn ngử, và bản sắc dân tộc của mình.
Cũng như tất cả mọi người yêu chuộng và quan tâm đến vấn đề tự do, công bằng, nhân quyền tại Việt Nam, người bản địa Khmer-Krom hải ngoại cũng như tại quê nhà, đều hy vọng là, năm 2016, sẽ là bước ngoạc quan trọng của các nhà lảnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam sẽ được bầu lên trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 28 tháng 1/2016 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ thật sự có tự do, dân chủ, một xã hội pháp quyền, và có một nền kinh tế phát triễn bền vửng không tham nhũng, phe phía để trục lợi, thì phải coi nhà lảnh đạo mới có những kế hoạch cụ thể và quyết tâm đưa Việt Nam ra khỏi ràng buộc giáo điều về ý thức hệ cộng sản lổi thời hay không.
Đối với ngươi bản địa Khmer-Krom, trong thời điểm này, Việt Nam có phải đa Đảng hay không như các nhà vận động dân chủ cho Việt Nam kêu gọi, thì không quan tâm lắm. Những gì người bản địa Khmer-Krom quan tâm, là chính phủ Việt Nam, phải tôn trọng những gì đã ký với Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là bản TUYÊN NGÔN VỀ QUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA, mà Việt Nam đả ký công nhận vào năm 2007.
Đại diện của chính phủ Việt Nam tại LHQ cũng như tại Việt Nam, cứ khăng khăng biện luận là ở Việt Nam không có người Bản Địa. Ông TS Phan Văn Hùng, thứ trưởng, phó chủ nhiệm ưy ban dân tộc, của Viêt Nam, trong bài viết “Luận Cứ Phê Phán Quan Điểm: Vấn Đề Quyền của Dân Tộc Bản Địa”, đả biện minh cho định nghỉa của “Dân Tộc Bản Địa” gắn liền với vấn đề thực dân Pháp coi tất cả người dân tại Việt Nam bằng tên miệt thị là “Annammit”. Cho nên Viêt Nam không dùng từ Bản Địa và coi đó là “quá khứ đau thương”. Nếu định nghỉa thuật ngử, thì không nên đem vấn đề lịch sử và chính trị vào để biện luận. Nếu nói đến lịch sử, thì vùng đất Kampuchea-Krom dưới thời cai trị của thực dân pháp, được chính phủ pháp coi như là thuộc địa (colony) dưới sự quản lý của chính quyền thuộc đia Cochin-China. Trong khi miền Bắc và Miền Trung không phải là thuộc địa dưới sự quản lý của chính quyền thuộc địa của Pháp. Người Khmer-Krom vẩn còn được công nhận là dân tộc Khmer chứ không phải là Annammit gì. Chính quyền thực dân pháp vẩn cho người Khmer-Krom học tiếng mẹ đẽ của mình theo chương trình Franco-Khmer, và cũng được tự do bảo tồn phong tục, tôn giáo và văn hoá của mình.
Người Khmer-Krom muốn chính quyền Việt Nam công nhận là người Bản Địa với lý do đơn giản là vì họ đã có mặt trên vùng đất mà họ đang sinh sống trước khi người Việt đến. Đòi hỏi công nhận là người Bản Địa không có gì nghiêm trọng như nhà cầm quyền cáo buộc. Sự thật lịch sử quá rỏ ràng, thì tại sao phải đi biện luận để làm thêm cho vấn đề phức tạp. Thật là không hiểu các vị lảnh đạo Việt Nam sợ gì. Chắc có lẻ là sợ sự thật như các nhà đấu tranh dân chủ trong nước của người Việt nói hay sao?
Là người bản địa và đa số là phật tử Nam Tông, người Khmer-Krom chỉ muốn sống một cuộc sống ôn hoà bên cạnh những ngôi chùa đáng kính trong làng xóm của mình. Vậy mà ước mơ đơn giản đó cũng không thể thực hiện được. Các vị sư cả các ngôi chùa bây giờ phải đi học chính sách bảo vệ an ninh quốc phòng, dù rằng họ chỉ là các vị chư tăng đi tu để lo phụng sự vấn đề phật pháp. Họ bị mời đi họp rồi học chính trị ở Hà Nội vài lần một năm.
Thanh thiếu niên Khmer-Krom không thiết tha gì để tiếp tục học lên đại học, vì học xong không tiền đút lót, khi ra trường thì làm gì tìm ra công việc làm. Họ phải đành lòng xa gia đình, làng xóm, đi tìm công việc làm taị các công ty, nhà hàng, hoặt ở đợ cho gia đình giàu có tại các thành phố lớn. Vì phải sống xa nhà và làm việc không có tay nghề, những thanh thiếu niên đó đâu có lảnh lương được là bao, rồi phải chi trả đủ thứ. Nếu ai hà tiện, thì may mắn dư chút ít gỏi về giúp cha mẹ ở quê.
Việt Nam đứng thứ nhì trên thế giới về xuất khẩu gạo, vậy mà người nông dân Khmer-Krom làm ruộng không đủ ăn. Sau mỗi mùa thu hoạch, người nông dân Khmer-Krom phải chi trả đủ thứ. Nào là tiền phân bón, thuốc trừ sâu, tiền cắt lúa, vv. Đến mùa bán lúa, thì bọn con buôn tìm cách hạ giá, không bán thì không tiền trả nợ cho các chi phí trong vụ mùa. Bán lúa xong, thanh toán các chi phí, có người còn bị lỗ. Nếu may mắn thì lời được chút đỉnh. Những nổi khổ cực của người nông dân Khmer-Krom không thể nói lên tiếng nói của mình đó, chính quyền Việt Nam có bao giờ để ý lắng nghe đâu.
Việt Nam hô hào hoà hợp hoà giải dân tộc. Kêu gọi các bà con ở hải ngoại về nước làm ăn, đầu tư, ít nhất là về cho biết là Việt Nam đã thay đổi, không còn như trước. Cũng như các gia đình người Việt hải ngoại, người Khmer-Krom ở hải ngoại cũng muốn về thăm lại bà con làng xóm của mình. Vậy mà cho đến bây giờ, người Khmer-Krom cho dù được cấp chiếu kháng vào Việt Nam, khi về đến làng xóm của mình, họ phải đi trình với chính quyền địa phương, cho dù là Việt Nam đả bỏ luật đó. Vậy mà nó vẩn còn áp dụng với người Khmer-Krom. Đây là bình đẳng sao?
Một số người Khmer-Krom về nước còn bị công an làm bộ lại hỏi thăm, gởi giấy mời đi làm sáng tỏ một số việc. Cho dù người Khmer-Krom đó là thành viên của KKF, thì họ củng không nên bị đối xử như vậy vì KKF không phải là một tổ chức phản động như bị Việt Nam cáo buộc. Là một tổ chức đấu tranh ôn hoà cho quyền căn bản của người Khmer-Krom, các hoặt động của KKF điều công khai để trên mạng cho mọi người biêt. Chính vì thế, chính quyền địa phương của Việt Nam, không nên điều tra người Khmer-Krom khi về nươc để hỏi về những hoặt động của KKF. Những việc làm của chính quyền địa phương làm khó dễ và điều tra đối với người Khmer-Krom hải ngoại khi về nước, điều đó nói lên là, chính sách hoà hợp hoà giải của Việt Nam, chỉ áp dụng cho người Việt không ư? Chính sách như vậy có kỳ thị không? Có vi phạm đến những gì Việt Nam ký với LHQ về việc đảm bảo tự do đi lại của người Khmer-Krom không?
Việt Nam bây giờ đả tiến bộ trong lỉnh vực công nghệ thông tin. Người Khmer-Krom trong nước, nhất là sinh viên, công nhân, và các vị sư Khmer-Krom đả tiếp cận và biết sử dụng các trang mạng xả hội như Facebook, Blog, youtube, để theo dỏi tin tức, nói lên tiếng nói bất công một cách ẩn danh. Đó là vì sao mà tổ chức KKF có được thông tin trung thực từ quê nhà, không phải như chính quyền Việt Nam cáo buộc là không phản ánh đúng sự thật. Với sự phát triển nhanh của Internet, chính quyền Việt Nam, dù có cống gắng ngăn chặn cách nào, thì tiếng nói bất công của người dân củng sẽ được đưa lên mạng cho thế giới biết. Cho nên đừng coi các thông tin đó là phản động, bôi nhọ. Vì đó là những gì đang thực sự xảy ra tại Việt Nam. Chính quyền nên tìm cách giải quyết hơn là tìm cách ngăn chặn, che đậy, vì làm như vậy không giải quyết được cốt lỏi của vấn đề.
Việt Nam đã kết thúc đàm phán để trở thành một trong 12 thành viên chính thức của HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP). Để tạo ra môi trường phát triển bền vửng và đúng cam kết với TPP, Việt Nam sẽ phải cho thành lập các công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lao động của công nhân. Hàng ngàn công nhân Khmer-Krom đang làm việc trong các khu chế xuất và các phân xưởng tư nhân. Đây là cơ hội tốt cho công nhân Khmer-Krom tập trung lại vơi nhau để bảo vệ quyên lao động của mình. Khi có công đoàn độc lập, thì cơ hội cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam sẽ được thành lập nhiều hơn và được công khai hoặt động như ở các nước thành viên của TPP.
Nếu các nhà lảnh đạo sẽ được bầu vào cuối tháng Giêng này thật sự muốn đưa Việt Nam ra khỏi nạn tham nhũng đang hoành hành tại Việt Nam và thật tâm để hoà hợp hoà giải với người Việt và người dân tộc bản đia của Việt Nam ở hải ngoại, thì phải có một cách nhìn và quyết định sáng suốt bắt đầu từ năm 2016 này. Hy vọng là các vị lảnh đạo mới của Việt Nam coi sự chuyển biến từ một đất nước độc tài quân phiệt chuyển sang dân chủ một cách ôn hoà tại Burma mà noi theo. Bằng không, Việt Nam sẽ chìm mãi trong vòng luẩn quẩn “Sai thì sửa, Sửa rồi càng Sai” trong suốt 40 năm rồi.