Việt Nam Không Có Người Bản Địa?

Cách đây 12 năm, ngày 13 tháng 9 năm 2007, đa số các nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu thông qua TUYÊN NGÔN VỀ QUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA (Declaration on the Rights of Indigenous Peoples). Việt Nam cũng đã ký công nhận bản tuyên ngôn này.

Booklet copies of the UN Declaration on the Rights of Indigenous Peoples.

Booklet copies of the UN Declaration on the Rights of Indigenous Peoples.

Trong khi bản tuyên ngôn thông qua ngày 13 tháng 9, có bốn nước không chịu ký công nhận là: Australia, Canada, New Zealand, United States. Nhưng sau này họ điều ký công nhận. Bốn nước lớn này điều có các dân tộc bản địa, ngoài việc công nhận người bản địa tại nước họ, các nước này còn có một chính sách rất công bằng và tạo điều kiện cho người bản địa hưởng đầy đủ các quyền căn bản nêu trong các công pháp và luật quốc tế.

Người ta nói là người cộng sản rất thông minh, cái gì họ cũng ký hết, còn chuyện làm hay không, thì tuỳ họ vì họ có tài biện luận thay đen thành trắng, bất chấp sự thật. Liên Hiệp Quốc chỉ có 9 công pháp quỗc tế mà Việt Nam ký đến 7, ký nhiều hơn cả Mỹ nửa. Cho nên chính quyền Việt Nam lúc nào củng hô hào là họ rất tôn trọng nhân quyền vì họ ký rẩt nhiều công pháp quốc tế.

Vậy mà ở Việt Nam cho đến bây giờ, Không có một:

  • công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lao động cho công nhân.
  • tổ chức xã hội dân sự độc lập hoặt động bảo vệ quyền căn bản của người dân.
  • công ty truyền thông tư nhân để làm công việc truyền tin như là TV, Radio, Báo.
  • tổ chức tôn giáo hoặt động tự do mà không cần sự kiểm xoát của chính quyền.

Những điều căn bản nêu trên là quyền căn bản đả được bảo vệ trong các công pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký với Liên Hiệp Quốc. Còn tệ hơn nữa, Việt Nam còn cắm người bản địa Khmer-Krom được gọi là người Khmer-Krom, đặt cho họ một cái tên mới là “Khmer Nam Bộ”. Cấm người Khmer-Krom gọi tên làng xóm của mình bằng chính tên người Khmer-Krom gọi.

Khi bị chất vấn tại buỗi điều trần về việc thực hiện công ước về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) vào tháng 3 vừa qua tại Geneva, đại diện của chính quyền Việt Nam phát biểu một câu làm cả kháng phòng giật mình, cho là “ở Việt Nam không có người Bản Đia mà chĩ có người thiểu số”. Vậy các dân tộc sống trên quê hương của họ cà ngàn năm trước khi người Kinh (Việt) di cư vào sinh sống rồi chiếm đoạt đất của họ, như người Tày, Thái, HMong tại vùng Tây Bắc, Người Dega tại vùng Tây Nguyên, người Chăm tại vùng phan rang, phan thiết, đặc biệt là hằng triệu người Khmer-Krom tại đồng bằng sông cửu long, không phải là người bản địa sao? Họ đâu phải là người di cư vào sinh sống tại đẩt của người Việt đâu? Đất của họ bị người Việt chiếm, rồi bây giờ chính quyền Việt Nam đang cầm quyền cố gắng biện luận, sữa đổi sự thật của lịch sử, dạy cho con cháu người Việt bằng một lịch sử viết ra bằng sự tưởng tượng, rồi nói dóc cả Liên Hiệp Quốc là ờ Việt Nam không có người Bản Địa.

Chính quyền Việt Nam có cần làm đến như vậy không? Có đáng làm cho các dân tộc bản địa tại Việt Nam thêm câm hận không? Công nhận người bản địa tại Việt Nam có làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của Việt Nam không? Có cần đẩy người bản địa tại Việt Nam đến mức độ phải “tức nước vở bờ” như ở Hồng Kông không?

Đã đến lúc chính quyền Việt Nam phải có một cách nhìn khách quan về vấn đề của người bản đia. Đừng nghỉ rằng những thứ mà chính quyền ban bố cho người bản địa để che đậy chính sách đồng hoá và lũng đoạn văn hoá và tôn giáo của người bản địa tại Việt Nam là họ không biết. Người bản địa tại Việt Nam bây giờ có các tổ chức của họ tại hải ngoại đang ra sức đấu tranh để thúc đẫy Việt Nam có một chính sách công bằng để cho người Bản Địa được tự do thực thi quyền tự quyểt (self-determination) của họ. Đó là quyền căn bản của con người được bảo vệ trong các công pháp quốc tế và tuyên ngôn nhân quyền của của các dân tộc bản địa.

Có thể tham khảo bản tuyên ngôn này tại:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-ngon-ve-quyen-cua-cac-dan-toc-ban-dia-2007-276380.aspx

Comments are closed.