Bản tường trình của KKF trong khóa hợp lần thứ 53 của UBLHQ về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa tại Geneva (Thụy Sĩ)

Hôm nay ngày 10 tháng 11 năm 2014 tại dinh PALAIS WILSON thuộc thành phố Giơ nève nước Thụy Sĩ  đã mở khoá  hợp lần thứ 53  của Ủy  Ban LHQ  về  các Quyền Kính Tế, Xã Hội và Văn Hoá.  Hiệp Ước nầy  VN đã ký và phải KIỂM LẠI hay đúng hơn là ĐIỀU TRẦN  trước Ủy Ban  CESCR những gì họ đã làm và chưa làm .  Có nghĩa là Nhà H2O CSVN  phải phúc trình và trả  lời sự chất vấn của Ủy Ban CESCR trong 2 ngày: 10  và 11  tháng 11 năm 2014.

Nhân dịp nầy  LIÊN MINH KHMERS KAMPUCHEA-KROM gọi tắt là: KKF cũng có một phái đoàn đến tham dự, trong đó có sự hiện diện của Tiến sĩ  JOSHUA COOPER  là: Cố Vấn của LIÊN MINH KKF từ HAIWAI, U.S.A, Ông THẠCH NGỌC THẠCH Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương LIÊN MINH KKF  từ CANADA.  Cô KIÊN SOTHY Chủ Tịch  Tổng Liên Đoàn Thanh Thiếu Niên KKF toàn cầu từ Florida, Hoa Kỳ, Sư THẠCH VEASNA  Phóng Viên của đài tiếng nói KAMPUCHEA-KROM (VOKK) Voice of   Kampuchea-Krom từ nước ITALY, Ông KHOUN THOMA Chủ Tịch Liên Đoàn Thanh Thiếu Niên LIÊN MINH KKF đặc trách vùng Châu Âu từ thành phố Tu Lu Cộng Hòa Pháp, Cô KIM THI VANNADA JULIE hội viên Tổng Liên Đoàn  Thanh Thiếu Niên LIÊN MINH KKF từ Cộng Hoà Pháp.  Về phiá VN phái đoàn nhà nước CSVN có  hơn 20 người đến tham dự,  do Ông  Nguyễn Chí Dũng  dẫn đầu .  Về bên Ủy Ban CESCR do ngài  ZDZISLAW KEDZIA là Chủ Toạ đoàn.

Trước khi có sự ĐIÊU TRẦN của phái đoàn CSVN , ngài Chủ Tịch Ủy Ban đã cho phép phái đoàn LIÊN MINH KKF đọc bài tường trình liên quan đến các vấn đề Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của đồng bào Khmer Krom  hiện đã và đang sinh sống tại đồng bằng sông Mêkong tức là KAMPUCHEA-KROM ( cam pu chia crôm) hiện nay là miền nam VN.   Cô KIÊN SOTHY Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Thanh Thiếu Niên LIÊN MINH KKF thay mặt cho phái đoàn đọc bản Tường Trình.

Nội dung của bài Tường Trình viết như sau:

Kính thưa Ngài Chủ Toạ,

Nhân danh đại diện cho đồng bào Khmer Krom hàng triệu người mà họ không có quyền bày tỏ ý kiến, chúng tôi  thành kính đa tạ lòng nhân đạo của quý vị đã tạo  điều kiện cho chúng tôi được bày tỏ ý kiến trước Ủy Ban CESCR (the Committee on Economic, Social and Cultural Rights) (Ủy Ban LHQ về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa), chúng tôi xin LHQ cần nhìn thực xa hơn nữa những gì đã và đang xảy ra tại Kampuchea-Krom như các vấn đề  Kinh tế, Xã hội và Văn hoá không được công nhận và  áp dụng đúng đắng vì VN không công nhận  Khmer Krom chúng tôi  là DÂN BẢN ĐIẠ,  mà họ cho rằng chúng tôi là dân tộc thiểu số mà thôi .  Vì thời gian có giới hạn, chúng tôi chỉ xin đề nghị giải quyết 4 điều khoản của hiệp ước như sau:

Điều I:  Quyền dân tộc tự quyết   (Rights to self-Deternation)

Kampuchea-Krom là tên của tiếng Khmer để ám chỉ đồng bằng sông  Mekong (Cửu Long) và các vùng lân cận hiện nay tại Việt Nam.  Đồng bào Khmer Krom là con cháu nhiều đời của Vương quốc Nokor Phnom (PHOU NAN, tiếng Tàu),( tiếng Việt  dịch là Phù Nam).  Dân tộc chúng tôi đã sinh sống tại vùng đồng bằng nầy trãi qua ngàn năm với trung tâm văn hoá của chúng tôi là chùa SAM BUA RĂNG SEY thuộc  Phum Sâm Bua, Srok Kampong Spean, Khet Prah Trapeang (Việt Nam đã đổi tên là ấp Trà Khao, huyện Cầu Kề, tỉnh Trà Vinh) , ngôi chùa nầy đã được xây cất từ năm 373 AD công nguyên,  và  chuà KAUK TRENG  khet Kramuorn sar, (Việt Nam đổi tên là  Rạch Giá rồi Kiên Giang) đã xây cất vào năm 400 A.D.( Kreus saka rach = công nguyên).  Mặc dù  chúng tôi có  những lịch sử và nền văn hoá ngàn trăm năm tại đồng bằng sông Mekong (Cửu Long ) nầy đi chăng nữa  Nhà H2O CSVN vẫn không chịu thừa nhận dân tộc chúng tôi là DÂN BẢN ĐỊA, họ chỉ thưà nhận chúng tôi là dân tộc thiểu số.
Thêm vào đó, một bia đá có chiều dài một thước bảy (1.70 m), chiều ngang 4.5 cm, dầy 0.9 cm, cân nặng  khoãng 500KG.

Thực ra, trong điều khoản 27 của Nhà H2O CSVN đã báo cáo cho Ủy Ban  CESCR  nói rằng: tại Việt Nam không có DÂN BẢN ĐIẠ  sự thông báo nầy đã xác nhận rằng họ không  công nhận và tôn trọng sự thật  lịch sử của các DÂN BẢN ĐIẠ tại Việt Nam, do đó QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT không bao giờ có  đến các DÂN BẢN ĐIẠ đặc biệt đối với đồng bào Khmer Krom chúng tôi.  Chúng tôi đã được Nhà H2O CSVN cấm không được quyền gọi chính mình là  KHMER KROM.   Các tên bằng tiếng Khmer trong Điạ Lý như  song, rạch, phum, sóc, tỉnh, thành cũng bị Nhà H2O CSVN đổi thành tiếng YOUN hay  Việt không ngoài mụch đích xóa bỏ VĂN HOÁ và BÓP MÉO Lịch sử Khmer của chúng tôi.  Mới đây Nhà H2O CSVN cố ý tịch thâu con DẤU (Mộc) ở chùa LEAVCHANTASARARARAM (DEI KRA HOM) ,chùa cà hòm ở srok Thkauv, khet Prah Trapeang (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) đã có khắc chử Khmer là “ KAMPUCHEA-KROM”.

ĐIỀU XI:  Quyền sinh sống đúng với Standard (tiêu chuẩn)

Việt Nam là một nước sản xuất gạo nhiều nhất trên thế giới, nhưng có ít người biết những loại gạo nầy  được sản xuất tại vùng đồng bằng  sông MEKONG do mồ hôi nước mắt của nhà nông Khmer Krom. Mặc dù Việt Nam đã phát triển về kinh tế vào mấy năm sau nầy đi chăng nữa, thế nhưng đồng bào  nông  dân Khmer Krom đã trở thành những thành phần nghèo nhất trong vùng .  Đa số nông dân Khmer Krom đã vay tiền của ngân hàng NHÀ NƯỚC để mua nông cụ  và phân bón.  Sau khi gặt hái và trả nợ nầng  cho NHÀ H2O CSVN nông dân Khmer Krom đã thiếu nợ NHÀ H2O  tối đa, chính nhà nông là những thành phần sản xuất lúa gạo   mà không đủ tiền trả nợ cho NHÀ H2O buộc họ phải bán ruộng đất để trả nợ.  Khủng hoãng kinh tế càng  ngày càng  gia tăng và đã được NHÀ H2O  vẫn làm ngơ, khiến cho thanh niên nam nữ  từ bỏ quê cha đất tổ   lên tỉnh thành làm mướn hầu kiếm chút ít số tiền để nuôi và giúp đỡ gia đình.  Vì thiếu khã năng, họ phải nhận lấy tiền lương thấp nhất như rửa chén, chạy bàn  trong các nhà hàng v..v… hoặc làm việc tại nhà giàu  CHIN,YOUN, đôi khi  họ bị buộc phải làm việc quá sức.

ĐIỀU XIII: Quyền được hưởng sự Giáo Dục

Trong bản báo cáo của NHÀ H2O CSVN gởi đến Ủy Ban trong điều khoản 493 đã xác nhận rằng  NHÀ H2O  sẽ tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số được tìm hiểu về ngôn ngữ và văn tự của họ.  Sự thực, đồng bào Khmer Krom không có quyền học hỏi, tìm hiểu hay sử dụng  tiếng khmer của mình .

Sự dạy dỗ chữ Khmer hiện tại trong các trường phổ thông mà các học sinh, sinh viên  Khmer được tham dự không phải là  những chương trình thực sự trong việc dạy dỗ họ để biết đọc, biết viết  tiếng mẹ đẻ của họ vì chương trình nầy chỉ dạy một tuần hai hay ba tiếng mà thôi.

Sư LÝ CHANH ĐA sinh năm 1988  tại chùa Prey Chob  Srok Jrauy Nhôr, khet Khleang , Kampuchea-Krom (xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh  Châu, tỉnh Sóc Trăng) cố gắng mở trường học dạy chữ Khmer tại chuà nói trên, nhưng rất  tiếc SƯ CẢ chùa nầy  là Thạch Hon đảng viên  CSVN không cho phép.  Ngày 16 tháng 5 dl năm 2013  sư LÝ CHANH ĐA bị CSVN  bắt  lột y cà sa nhốt trong bao và tra tấn như thú vật.  Ngày 17  tháng, năm, như trên, Sư LÝ CHANH ĐA bị buộc phải nhận tội lổi của mình và lên  mạng và truyền hình. Vì không thể chịu nổi  sự bốc lột tàn nhẫn của NHÀ H2O CSVN (Cộng Sản Việt Nam), sư LÝ CHANH ĐA   đã trốn xin  tỵ nạn chính trị tại BANG KOK Thailand.  Sư Lý Chanh Đa may mắn  được UNHCR  (The United Nations High Commissioner for Refugee, Cao Ủy LHQ đặc Trách dân về tỵ nạn) chấp nhận và chờ cơ hội định cư tại quốc gia thứ ba.  Không có sách báo bằng  tiếng Khmer nào  mà NHÀ H2O CSVN cho phép đồng bào Khmer Krom  bày tỏ ý kiến của mình một cách tự do.  Như các thanh thiếu niên Khmer Krom đang theo học  ở các trường Đại học hoặc phân khoa Đại học của Nhà H2O  có quyền ít õi trong việc bày tỏ ý kiến của mình đặc biệt là trên MẠNG .

Đồng bào Khmer Krom là nông dân đã cố gắng làm việc thật vất vã, tuy nhiên họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thiếu hụt đến nổi không có  gạo nấu cơm ăn vì phải chi phí rất nhiều vốn luyến.  Đồng bào Khmer Krom  nghèo là những người nghèo nhất  trong vùng đồng bằng sông Mekong .   Kiếp nghèo khổ của đồng bào Khmer Krom gây ảnh hưởng đến đời sống và tương lai của thanh thiếu niên Khmer Krom.  Mấy năm gần  đây  tỷ số học sinh, sinh viên Khmer Krom  bỏ trường  lên đến mức độ đáng lo ngại .    Họ phải cố gắng làm việc tại đồng ruộng hoặc cố gắng tìm kiếm việc làm để giúp đỡ gia đình của họ.  Không có sự giáo dục, học vấn và rồi tương lai của thanh thiếu niên Khmer Krom sẽ đi về đâu?

ĐIỀU XIV:  Quyền được tham dự trong  đời sống văn hoá  và sự tiến triển của khoa học.

Tại vùng đồng bằng sông Mekong,  Khmer Krom đã có hai loại văn hoá thể thao đó là truyền thống văn hóa về Đua Bò và  Đua Ghe-Ngô.

Bà Farida Shaheed  , người báo cáo đặc biệt của LHQ đặc trách văn hoá, bà đã  lo ngại sau khi bà tham viếng VN, bà nhấn mạnh rằng: chúng ta có sự lo ngại đặc biệt mổi lần hội lể  mà NHÀ H2O CSVN không hợp với truyền thống văn hoá của họ mà  lợi dụng bán vé lấy tiền mà thôi.  Thí dụ truyền thống Đua Bò tại vùng Bảy Núi hay Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh Châu Đốc.

Ngoài ra, NHÀ H2O CSVN đã bóp méo truyền thống của cuộc đua Ghe Ngô không đúng thời gian đã định,  chỉ tổ chức hội lể để thu hút du khách tham dự và gặt hái hội lể truyền thống Đua Ghe Ngô của đồng bào Khmer Krom.  Thêm vào đó,  những phần thưởng mà KK được hưởng chỉ là phần thưởng tượng trưng mà thôi, trong khi đó đồng bào Khmer Krom đến tham dự lên tới cả ngàn người và chi phí tiền bạc đều từ chính bản thân là của họ.

Văn hoá của Khmer Krom chúng tôi nối liền với sự dạy bảo của phật giáo Theravada, chùa chiền là trung tâm văn hoá .  Ngôn ngữ Khmer là một yêu tố rất là quan trọng trong việc duy trì văn hoá của chúng tôi.

Rất tiếc NHÀ H2O CSVN không tôn trọng quyền của Khmer Krom chúng tôi, như quyền tự do thờ phượng và tín ngưỡng.  Họ đã thành lập  hội đoàn kết sư sãi yêu nước hay đúng hơn là công cụ của nhà nước để kiểm soát hoạt động tôn giáo Khmer Krom tại Kampuchea-Krom.  Các sư cả hay trụ trì chùa  tại vùng đồng bằng sông Mekong  được hưởng lương bổng  chút it,  hầu phục vụ cho NHÀ H2O CSVN.  Theo giới luật phật giáo nhà sư chỉ nhận sự hĩ cúng  của thiện nam tín nữ thay vì lương tháng.   Cái hành động của NHÀ H2O CSVN không ngoài mục đích gây sự rắc rối giữa sư sãi và tín đồ Phật tử Khmer Krom mà thôi.

Mặt dù các điều luật có trong hiến pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam, nhưng trong đạo luật hình sự của Nhà H2O CSVN rất lu mờ để bắt nhốt những người binh vực  NHÂN QUYỀN.  Thí dụ đạo luật hình sự  điều 91 nói rằng ”Trốn ra nước ngoài  hoặc ở ngoài có khuynh hướng chống chính phủ nhân dân. ”Nhà H2O CSVN đã áp dụng trường hợp sư THẠCH THƯƠNE (Thươl) và sư LIÊU NY cố ý tỵ nạn ra nước ngoài với hai người khác là thanh niên TRÀ VĂN THA và THẠCH PHUMRITH.  Cả bốn người đều bị kết án từ 2 năm đến 6 năm tù ở.  Thực ra, tội lỗi của sư THẠCH THƯƠNE chỉ được phỏng vấn với đài tiếng nói  Kampuchea-Krom (VOKK, Voice of Kampuchea-Krom) nói về thanh thiếu niên Khmer Krom  không có quyền học tiếng mẹ đẻ của mình tại Kampuchea-Krom.  Sư Cả chùa TÀ SEK:  LIÊU NY sinh năm 1986, bị buộc về tội không  tuân lệnh Nhà H2O CSVN bắt sư THẠCH THƯƠNE hoàn tục.  Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng kết tội chư tăng và tín đồ phật tử Khmer Krom vào ngày 27 tháng 9 dl năm 2013.

Mới đây sư sải và một số thanh thiếu niên Khmer Krom bị cấm không được tham dự lể Dân Y Cà Sa tại chùa Khveng To Teung, khum Khveng To Teung, srok Khleang Moeung, khet Kra Mourn Sar (tiếng VN gọi là ấp Minh Hưng, xã Minh Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá) hôm ngày 28 tháng 10 dl năm 2O14 vừa qua (những người nầy có giấy tờ đầy đủ) nhưng khi trở về bị công an biên phòng CSVN bắt giữ 10 tiếng và bị cướp lấy điện thoại iPhone, Samsung và máy chụp hình v..v… những người kễ trên bị buộc về tội có tham dự cuộc biểu tình ở Kampuchea và liên hệ với LIÊN MINH KHMERS KAMPUCHEA-KROM gọi tắt là KKF.

Hiện nay nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việtnam là hội viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp  Quốc nhưng đồng bào Khmer krom bị phạt chỉ vì họ thi hành quyền căn bản của họ mà thôi.  Vấn đề nầy chúng tôi tìm kiếm sự can thiệp của Ủy Ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá:

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN thi hành đúng đắng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Quyền Dân Bản Điạ, hầu tôn trọng quyền của chúng tôi trong sự được hưởng “QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT”

-Thúc đẩy Nhà H2OCSVN tôn trọng QUYỀN CỦA KHMER KROM để họ được gọi chính mình là ”Khmer Krom” .
-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN tôn trọng quyền được hưởng sự giáo dục hầu Khmer Krom được quyền học chử và lịch sử Khmer tại trường phổ thông của
Nhà H2O.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN  chấm dứt việc đổi tên các PHUM, SROK, TỈNH THÀNH tại Kampuchea Krom nơi mà có đồng bào Khmer Krom sinh sống từ xưa nay.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN thi hành và soạn thảo TÀI LIỆU CHÍNH THỨC để công nhận các dân Bản Điạ tại Việtnam.  Sự công nhận của Nhà H2O CSVN  đã xác định rằng YOUN  đã tìm kiếm  trong công việc  gắng bó giữa các dân tộc bản điạ và chính phủ  đã có những chánh sách tốt đẹp hơn trước để giúp các dân bản điạ  những gì mà họ đã hứa hẹn và hợp với sự tuyên bố của LHQ về quyền Dân Bản Điạ mà CSVN đã ký vào năm 2007.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho sư THẠCH THƯƠL, LIÊU NY, thanh niên TRÀ VĂN THA và THẠCH  PHUMRITH.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN chấm dứt ngay mọi hành vi bạo động, bắt bớ, tra tấn dã man như trường hợp sư LÝ  CHANH ĐA Chùa PREY CHOB tỉnh SÓC TRĂNG, Kampuchea-Krom.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN  có chính sách ngăn cản hạ giá lúa gạo trong mùa gặt hái của đồng bào Khmer Krom,  hầu cho họ có đủ tiêu chuẩn  trả nợ Nhà H2O  sau mùa gặt hái .

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN  cho thiếu nhi, thiếu niên Khmer Krom được tự do học  tiếng khmer tại các trường phổ thông bắt đầu từ  lớp mẫu giáo.

-Đề nghị Nhà H2O CSVN  công nhận Khmer ngữ là ngôn ngữ chính thức tại Kampuchea-Krom về phương diện hành chánh như dấu Mộc, các thư từ phải viết bằng song ngữ Khmer-Youn.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN phải tôn trọng các quyền của đồng bào và sư sãi khmer Krom, tự do đi lại hai nước Việt Nam – Kampuchea trong việc tham gia các cuộc lể truyền thống.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN chấm dứt ngay sự bóp méo văn hoá thể thao của Khmer Krom, các loại văn hoá nầy phải được tổ chức một cách tự do bởi Khmer Krom mà không có sự can thiệp của Nhà H2O CSVN.

-Thúc đẩy Nhà H2O CSVN chấm dứt lợi dụng  hội đoàn kết sư sải yêu nước hay đúng hơn là công cụ của nhà nước để kiểm soát hoạt động tôn giáo  và văn hoá  của Khmer Krom tại vùng đồng bằng sông Mekong.  Khmer Krom phải  có quyền  tổ chức một hệ thống tôn gíáo riêng trong  việc đề cao  tự do thờ phượng và tín ngưỡng cùng sự phát triển văn hóa của mình một cách tự do mà không có sự can thiệp của Nhà H2O CSVN.

OHIO, U.S.A. ngày 27 tháng 11 Năm 2014

Dưới đây là hình ảnh phái đoàn KKF tại tại dinh PALAIS WILSON thuộc thành phố Geneva,Thụy Sĩ trong khoá hợp lần thứ 53 của Ủy Ban LHQ về các Quyền Kính Tế, Xã Hội và Văn Hoá ngày ngày 10 tháng 11 năm 2014.

1-KKF Nov 10, 2014

Comments are closed.