Mỹ : 1.130 người chết vì cảnh sát trong năm 2015

Lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, những sai phạm của cảnh sát được thống kê một cách độc lập. Theo đó, 1.100 người dân đã bị chết dưới tay cảnh sát Mỹ trong năm 2015. Bản tổng kết đầy lo ngại này càng cho thấy Mỹ cần phải cải tổ cách thức can thiệp của lực lượng cảnh sát.

Cảnh sát chống bạo động Mỹ đối mặt với người biểu tình chống bạo lực cảnh sát tại Ferguson ngày 10/08/2015.

Cảnh sát chống bạo động Mỹ đối mặt với người biểu tình chống bạo lực cảnh sát tại Ferguson ngày 10/08/2015.

Hai tờ báo The Counted (ấn bản tại Mỹ của tờ Guardian) và Washington Post, đã tiến hành thống kê riêng, dựa trên nhiều đoạn video, do cảnh sát hoặc cá nhân quay, được liên tục công bố và trở thành chủ đề tai tiếng liên quan tới những sai phạm của cảnh sát trong năm 2015.

Theo website của The Counted, tính tới ngày 31/12/2015 có 1.130 người bị cảnh sát giết chết, do bị bắn, vì súng Taser, bị xe cảnh sát đâm hay bị chết trong quá trình thẩm vấn. Còn tờ Washington Post, chỉ tính những người bị bắn chết, đã nêu con số thống kê 979 dân thường bị chết. Tờ nhật báo chia nạn nhân thành ba loại : Những người có trang bị vũ khí, như vậy bị coi là một mối đe dọa ; những người có dấu hiệu tâm thần hay ý định tự tử và cuối cùng là những người bỏ chạy khi bị khám xét.

Tờ Washington Post nhấn mạnh, phần lớn trường hợp cảnh sát bắn hạ kẻ tấn công có trang bị vũ khí, nạn nhân là  người da trắng. Thế nhưng, nguồn gốc sắc tộc vẫn là vấn đề trọng tâm trong các trường hợp không có mức độ nguy hiểm cao. Người da đen, chỉ chiếm 4% dân số Mỹ, nhưng họ lại chiếm tới 40% trong số những người không có vũ khí bị cảnh sát giết hạ.

Phía Cục điều ra Liên bang Mỹ, FBI, cũng công bố bản thống kê của họ, nhưng chỉ thống kê những trường hợp « giết người có lý do », có nghĩa là chỉ gồm những tội phạm bị cảnh sát bắn hạ theo đúng quy định của luật pháp. Năm 2014, con số trong bản tổng kết chính thức là 444 người.

Thế nhưng, trước làn sóng biểu tình tố cáo những lạm dụng quyền lực của nhân viên cảnh sát, đặc biệt là dưới áp lực của phong trào Black Lives Metter, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, bà Loretta Lynch, đã cho tiến hành một cuộc điều tra. Bà cho rằng những dữ liệu thống kê đầy đủ đóng vai trò « quyết định cho sự minh bạch và quy trách nhiệm » cho những cảnh sát vi phạm luật pháp.

Còn các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Havard khuyến nghị phải xếp những vụ giết người bị cho là do cảnh sát vào diện trường hợp tử vong buộc phải khai báo. Nguồn tin: RFI

Comments are closed.