Nhà Nước Khmer-Krom?

Ngày 11 tháng 7 năm 2018, báo Biên Phòng, cơ quan ngôn luận của đảng ủy và bộ đội biên phòng có trụ sở tại số 40 A – Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã cho đăng một bài tham luận của ông Lê Xuân Trinh liên quan đến tổ chức Khmers Kampuchea-Krom Federation, gọi tắc là KKF.

“Bất chấp sự thật lịch sử”, đó là câu mở đầu của bài tham luận, ông Lê XuânTrinh chỉ ngắt ra một đoạn ngắn của ngàn năm lịch sử, để rồi kết luận, đó là lối lý luận vô liêm sĩ của người cầm bút được đào tạo bởi mái trường xã hội chủ nghĩa. Ai là người “bất chấp sự thật lịch sử”? Khmer-Krom là chủ nhân của vùng đồng bằng sông Mekong cả ngàn năm trước khi người Việt Nam đến chiếm lấy làm thuộc địa – đó là sự thật lịch sử, vì thế cho nên, nếu chúng tôi gọi Việt Nam là quân xâm lược thì cũng không có gì là quá đáng.

Thay vì thừa nhận sự thật lịch sử, một số sử gia, chính trị gia loay hoay nạo tim, nạo óc, hầu tìm ra một số lý luận nhằm bác bỏ chủ quyền của Kampuchea trên vùng đất màu mở phì nhiêu – Kampuchea-Krom.

Khoảng đầu thập niên hai ngàn, có nhóm Thông Luận tại Paris, gồm các ông Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Gia Kiễng. Tưởng rằng các ông nầy được qua sống tại xứ tự do, học được những điều hay lẽ phải từ thế giới văn minh, nhưng tiếc rằng, họ cũng không khác gì với các đồng chí trí thức của họ tại Hà Nội. Nhóm nầy lý luận rằng, Kampuchea-Krom là vùng đất bỏ hoang. Nếu là đất hoang, thì tại sao Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên phải năn nỉ xin phép vua Kampuchea cho lập trạm thu thuế (chỉ thu thuế người Việt mà thôi) tại Prey-Nokor (Saigon) và Kos Krobey (Bến Nghé)? Các ông cũng thừa hiểu rằng, đất bỏ hoang nhưng có chủ. Khmer-Krom chính là hậu duệ của chủ nhân vùng đất ấy! Mỹ, Úc, Canada còn có đất bỏ hoang nhiều lắm, nếu người Việt định cư ở các nước đó đến khai quang, rồi đem sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam thử coi có được không? Đã là người trí thức, sống tại hải ngoại, thì đừng có viết lịch sử như những người cộng sản.

Nhóm thứ hai là thành phần sĩ phu Bắc Hà. Nhóm nầy rất hăng say, đua nhau viết sách hoặc viết những bài khảo luận về lược sử Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam Bộ…v.v.., cùng một mục đích với nhóm Thông Luận là bài bác chủ quyền của Kampuchea đối với vùng đất KampucheaKrom, nhưng nhóm sĩ phu Bắc Hà còn đi xa hơn, họ tưởng tượng ra rằng, dân Phù Nam (Nokor Phnom) không phải là Khmer, mà là một dân tộc khác đã bị diệt vong. Các ông ấy đã cố tình bópméo sự thật lịch sử bằng sức tưởng tượng theo quan điểm của đảng. các ông ấy không dám viết là, vào thời Phu Nam, dân tộc Khmer đã xây cất một số chùa chiền như chùa Sam Bua ở Trà Vinh (năm 373 sau công nguyên), chùa Kop Treang ở Châu Đốc (năm 400 sau công nguyên). Thay đổi tên của một nước là chuyện rất bình thường. Từ Nokor Phnom (Phù Nam) thành Khmer Empire (đế quốc Khmer) rồi đến Chenla (chân Lạp), nay là Kampuchea. Việt Nam cũng vậy, tên nước đầu tiên của Việt tộc là Xích Quỷ, rồi sau đổi thành Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Ngu, Đại Việt v.v…, nay là Việt Nam. Từ Xích Quỷ cho đến Việt Nam là một dân tộc Việt Nam liên tục và đồng nhất, cũng như từ Phù Nam cho đến Kampuchea là một dân tộc Khmer liên tục và đồng nhất.

Lịch sử mà do sử gia của người cộng sản Việt Nam viết thì không thể tin được, vì thiếu tính trung thực, che dấu những cái xấu, thêu dệt rồi thần thánh hóa, biến Võ Thị Sáu, một người con gái vị thành niên nửa điên, nửa khùng thành một thánh nử!!!. Thậm chí có một số nhân vật hoàn toàn không có thật như anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám. Lê Văn Tám là sản phẩm tưởng tượng của ông Trần Huy Liệu chủ tịch hội khoa học lịch sử Việt Nam. Thì ra, sử gia của người cộng sản Việt Nam là thế! Hơn nửa, đa số sử gia họ đều chịu ảnh hưởng của chính trị gia. Ông Phạm Văn Đồng từng gặp một số nhà sử học, khuyên họ là “không nên viết hết tấc cả sự thật lịch sử, vì phơi bài hết sự thật thì VN sẽ mất đi chính nghĩa đánh Mỹ xâm lược – Thực chất cuộc nam tiến là gì?, nếu không phải là cuộc xâm lăng Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp?”.

Phần thứ hai của bài tham luận, ông Lê Xuân Trinh đã liệt kê một số hoạt động của KKF trên chính trường quốc tế. Cám ơn ông đã quan tâm, và bỏ ra nhiều thời gian để theo dõi. Ông luôn tố cáo là KKF vu cáo, xuyên tạc nhà nước VN, nhưng ông không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào đáng thuyết phục, vì sự thật thì chính ông Lê Xuân Trinh và nhà nước VN mới là kẻ vu cáo KKF.
Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, phái đoàn VN đã nhiều lần yêu cầu trục xuất KKF nhưng đều thất bại, vì KKF là một tổ chức có uy tín, được các nước dân chủ tiên tiến công nhận. VN cũng đã từng ngăn chặn KKF tham gia vào Hội đồng kinh tế/xã hội của Liên hiệp quốc với tư cách là thành viên tư vấn. Vào tháng 7 năm 2012, VN phải vất vã vận động một số nước ký vào kháng thư gởi Hội đồng kinh tế/xã hội để phản đối không cho KKF được hưởng quy chế tư vấn của hội đồng nầy. Những nước ủng hộ VN gồm có Venezuela (nước độc tài sắp phá sản) và các nước ASEAN, nhưng đặc biệt là không có Kampuchea, nghĩa là Kampuchea không hùa theo VN mà chống lại KKF.

Cũng trong phần nầy, ông Lê Xuân Trinh Viết “tổ chức tụ tập nhiều người đến trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị cử giám sát viên theo dõi nhân quyền tại VN”. Tình báo của ông Lê Xuân Trinh báo cáo láo, hay ông nói láo? KKF chưa bao giờ tụ tập nhiều người (hàm ý là biểu tình) đến Bộ Ngoại giao Mỹ, mà chỉ có Bộ Ngoại giao Mỹ mời phái đoàn KKF, hoặc KKF xin gặp Bộ Ngoại giao để trao đổi những vấn đề liên quan đến Khmer-Krom.

Ngày 2 tháng 6 vừa qua, KKF đã tổ chức một ngày hội thảo quốc tế về vấn đề Khmer Krom tại điện Luxembourg ở Thượng viện Pháp, diễn giã là chính trị gia và các chuyên gia có tầm vốc quốc tế từ khắp nơi trên thế giới, như Thượng Nghị sĩ Pháp André Gattolin, Tiến sĩ Joshua Cooper từ Hawai, chuyên gia về công ước quốc tế, Tiến sĩ Philip Taylor, giáo sư của Đại học quốc gia Úc, là tác giã cuốn THE KHMER LAND OF VIETNAM, ông Phil Roberson từ Thái Lan, Phó Giám đốc Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền, Bà Tina Mulford từ Washington DC, chuyên gia cao cấp của Ủy hội tự do tôn giáo Hoa Kỳ. Bà Laura Hart chính trị gia của đảng TRP từ Italy, bà Julie Devault của UNPO v.v…, Hơn mười diễn giã, hơn một trăm người tham dự gồm Khmer, Khmer Krom và người ngoại quốc, và cả vạn người theo dõi trên mạng, thế mà ông Lê Xuân Trinh, một người chuyên theo dõi hoạt động của KKF lại không hề nhắc đến. Ông Lê Xuân Trinh và cả tổ tình báo A44 không hay biết về ngày hội thảo nầy sao? Hay ông cũng biết nhưng không dám nhắc đến? Vì sợ tin nầy sẽ làm cho tinh thần dân tộc của Khmer-Krom càng phấn chấn thêm lên, và như vậy sẽ làm cản trở kế hoạch đồng hóa mà nhà nước CSVN đang gấp rút tiến hành.

Trong phần thư ba, ông Lê Xuân Trinh muốn gắn ghép KKF với đảng đối lập của Kampuchea CNRP, nhằm mục đích gây mâu thuẩn giữa KKF và chính quyền Kampuchea do ông Hun Sen lãnh đạo. Tuy nhiên, ông Lê Xuân Trinh, bình luận gia của báo Biên Phòng lại dùng từ thiếu chính xác, ông viết “được sự dung túng của đảng Cứu quốc (CNRP)”. Thế nào là dung túng? công an làm ngơ để bọn côn đồ hành hung dân chúng thì mới gọi là dung túng, nhà nước làm ngơ để công an tham ô, hối mại quyền thế, sách nhiễu dân chúng thì mới gọi là dung túng. Không một đảng phái chính trị nào tại Kampuchea có thẩm quyền chế tài đối với KKF thì không thể nói là dung túng. KKF hoàn toàn độc lập đối với các đảng phái chính trị của Kampuchea, của Việt Nam. Tuy nhiên, KKF luôn luôn tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Kampuchea và nhân dân Việt Nam những người yêu chuộng tự do, dân chủ, công bằng, công lý, và nhất là dám nhìn nhận sự thật lịch sử.

Phần thứ tư, ông Lê Xuân Trinh tung ra cái chiêu củ rít – vu khống và chụp mũ, gây hoang mang, lo sợ trong cộng đồng dân tộc Khmer Krom để dễ cai trị, đó là sở trường của những người cộng sản. Ông Lê Xuân Trinh viết “Ta đã phát hiện, làm rỏ các đối tượng phản động ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu có hoạt động thu thập, cung cấp thông tin ra bên ngoài, trả lời phỏng vấn, đưa tin xuyên tạc, bịa đặt, tán phát tài liệu phản động, tuyên truyền tư tưởng ly khai, tự trị cho người Khmer Krom”. Ngày nay, với cách mạng tin học, những sự cố lớn, nhỏ, xảy ra trong cộng đồng Khmer Krom nói riêng và cả nước VN nói chung đều được quần chúng tung lên mạng xã hội, KKF chỉ cần hứng lấy rồi kiểm chứng đâu cần một cá nhân nào cung cấp. Hơn nữa, nhưng tin tức mà KKF phúc trình lên Liên hiệp quốc và các nước văn minh, đều là những vấn đề tôn giáo, xã hội, không liên quan gì đến bí mật quốc gia hay an ninh quốc phòng, cho nên, nếu có ai báo cáo lên KKF thì cũng chẳng có tội gì.

Đập phá cửa phòng vào bắt nhà sư Lý Chanhda tại chùa Preychóp đem đi đánh đập. Công an chìm có, nổi có, cùng với đám côn đồ bao vây chùa Trà Sek cả tháng trời làm cho sư Thạch Thuol, Liêu Ny sợ hải phải trốn ra khỏi chùa, sau đó bị bắt gần biên giới Kampuchea. Phạm Văn Của, một người Việt Nam, xin đất chùa Mepang cất cái chòi ở tạm một thời gian, sau đó cấu kết với quan tham địa phương cũng là người Việt nam làm giấy chủ quyền hợp pháp trên phần đất đó. Đối với Khmer Krom, những sự kiện trên toàn là chuyện động trời, đại đa số Khmer Krom đều biết, thì đương nhiên KKF cũng biết, đâu cần ai lén lúc báo cáo bịa đặc.

Ngày 8, tháng 2, năm 2007, hơn 200 sư sãi chùa Khleang đã biểu tình một cách ôn hòa, bất bạo động, trước trụ sở công an tỉnh Sóc Trăng, để phản đối công an ngăn cản không cho sư sãi chùa Khleang ra khỏi chùa, vài ngày sau đó, một số nhà sư bị bắt như: Danh Tol, Lý Sương, Lý Hoàng, Kim Muol, Thạch Thương v.v… Tấc cả đều bị án tù từ 2 đến 4 năm. Tháng 6 vừa qua, nhân dân nhiều thành phố từ bắc chí nam đã biểu tình phản đối luật đặc khu và an ninh mạng, riêng tại Bình Thuận, cuộc biểu tình đã trở thành bạo động, một số cơ sở chính quyền bị người biểu tình chiếm giữ, và làm thiệt hại nhiều tài sản có giá trị. Thế nhưng, những người mà nhà nước cho là chủ mưu cũng chưa có ai bị án tù đến 4 năm. Rỏ ràng là nhà nước VN công khai kỳ thị, đối xử phân biệt giữa đồng bào Khmer Krom và người VN.

Đại đức Thạch Thuol và Liêu Ny bị bắt hoàn tục rồi bị án tù từ 4 đến 6 năm vì phỏng vấn với đài phát thanh nước ngoài, trong khi Hòa thượng Quảng Độ và Linh mục Phan văn Lợi cũng thường xuyên được các đài phát thanh nước ngoài phỏng vấn như VOA, RFA cùng một nội dung tương tự với Đại đức Thạch thuol và Liêu Ny. Cho đến nay, Hòa thượng Quảng Độ chỉ bị “tù tại gia” tại Thanh Minh Thiền Viện, còn Linh mục Phan văn Lợi thì vài tuần, một tháng lại được các đài phát thanh nước ngoài mời phỏng vấn, thế mà vẫn không bị bắt hoàn tục hay bỏ tù như Đại đức Khmer-Krom Thạch Thuol và Liêu Ny. Phải chăng Khmer-Krom là phó thường dân? không đủ tiêu chuẩn để nhà nước Việt Nam đối xử như một công dân? Thưa ông Lê Xuân Trinh, đó là một trong những nguyên nhân tại sao KKF ra đời.

Ông Phạm Văn Của một người Việt Nam, lúc xa cơ thất thế, không nhà không cửa, đến chùa Mepang xin giúp đở, thấy thương người với lòng nhân từ sẳn có, nhà chùa cho gia đình ông cất tạm một cái chòi ở một khu đất nhỏ mà chùa đã bỏ hoang nhiều năm, trong khu đất ấy cũng có một cái tháp đựng tro cốt của những người quá cố, gần đến mùa Chol-Chnam, các sư sãi đến làm sạch cỏ dại chung quanh tháp, thì bị gia đình ông Phạm Văn Của nằm vạ, la làng và ngược ngạo vu cáo rằng, các sư sãi đã xâm phạm tài sản của bà và hành hung bà, khi vỡ lẽ ra thì mới biết là ông Phạm Văn Của có giấy tờ sở hữu chủ do cơ quan có thẫm quyền cấp phát. Sự kiện nầy cũng không có gì mới lạ, vì nó đã từng xẩy ra ở nhiều nơi khác nhau. Khmer Krom với bản chất thật thà đã bị những kẽ gian manh, xảo quyệt cấu kết nhau lợi dụng. Cuối thế kỷ thứ 16, đầu thế kỷ thư 17, khi Chúa Nguyễn bị Chúa Trịnh rược đuổi, phải chạy dần xuống phương nam, khi đến Kampuchea, Chúa Nguyễn chỉ còn một ít tàn quân, lúc ấy, Chúa Nguyễn phải lạy lục vua Kampuchea xin được tá túc, nương náo. Sau đó, khi binh hùng, tướng mạnh, các đời Chúa Nguyễn ỷ thế lấn dần đất của Kampuchea, đến đời Gia Long năm 1802 khi Việt Nam xem như đã nuốt trọn Kampuchea-Krom, Gia Long bắt đầu ra lệnh đào kinh Vĩnh Tế để làm biên giới vào năm 1816 để khẳng định chủ quyền chiếm được vùng đất Kampuchea-krom từ Kampuchea. Dung chứa kẽ phản phúc cuối cùng thì mang họa, kẻ phản phúc nhỏ thì họa nhỏ, kẽ phản phúc lớn thì họa lớn, Thật đúng như tục ngữ “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà”.

Đào kinh Vĩnh Tế kéo dài từ đời Gia Long đến đời Minh Mạng. Trong khi đào kênh dưới đời Minh Mạng, có câu chuyện đau lòng mà người dân Khmer-Krom nào cũng biết, đó là “Kum Pup Te Ong”. Cũng dưới thời Minh Mạng, người Khmer-Krom đã bị bắt đổi họ của mình theo tiếng Việt. Đến nay vẫn chưa hài lòng, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang theo gương bạo chúa Minh Mạng, muốn biến Khmer Krom thành một dân tộc nhu nhược, lai căn rồi mất gốc.
Cuối cùng, ông Lê Xuân Trinh tự mình vẽ ra ma, rồi lại sợ chính bóng ma mà ông vẽ. “Nhà Nước Khmer Krom”.

Trần Mannrinh

Comments are closed.