Thạch Preichea Koeun l Báo Prey Nokor
Nhà trí thức và người bản địa Khmer Krom nói rằng họ không chấp nhận cho làm bờ kè xung quanh Srah Ku (Ao Bà Om), họ cho đó là kế hoạch bồi lấp lịch sử Kampuchea Krom của Chính Phủ Việt Nam, còn đối với vấn đề Srah Ku được Bộ VH,TT&DL của Việt Nam xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia là một chính sách Việt hóa của chính phủ Việt Nam để chiếm đoạt sỡ hữu của người bản địa Khmer Krom. Nhận định này được đưa lên trong cuộc bàn luận của Kênh Truyền Hình Prey Nokor (PTV) online ngày 10 tháng 3 năm 2016 về “Kế hoạch nạo vét Srah Ku (Ao Bà Om) và làm kè xung quanh ao” của Sở VH,TT&DL tỉnh Trà Vinh giữa 2 vị sư Khmer Krom tại Hoa Kỳ là Đại đức Sơn Yoeng Ratana chủ tịch Ủy Ban Thông Tin Liên Minh Khmer Kampuchea Krom (KKFID), Giám Đốc Đài Tiếng Nói Kampuchea Krom (VOKK) và Báo Prey Nokor (Prey Nokor News) và Đại đức Trần Thạch Dũng cựu giảng sư thuộc Học Viện Phật Giáo Theravada Khmer tại tỉnh Prek Reusey (Cần Thơ).
Cuộc bàn luận để đáp lại thông tin đăng trên trang Báo Mới của Việt Nam trích lời của Ông Trần Thanh Thưởng, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Preah Tro Peang cho biết Sở VH,TT&DL tỉnh Preah Tro Peang có kế hoạch nạo vét ao, sau đó làm kè xung quanh ao để chống sạt lở và giữ nước trong ao đầy quanh năm, tạo cảnh quan… “Sở sẽ xin chủ trương UBND tỉnh tỉnh [Preah Tro Peang ] Trà Vinh và trình Bộ VH, TT&DL. Nếu như Bộ chấp thuận, chúng tôi sẽ lập đề án, tổ chức hội thảo tranh thủ sự đồng thuận của cán bộ, sư sãi và đồng bào Khmer trong tỉnh để tiến hành thực hiện đề án”.
Đại đức Trần Thạch Dũng cũng nhấn mạnh rằng nhân dân bản địa Khmer Krom sẽ không chấp nhận về kế hoạch làm kè xung quanh Srah Ku (Ao Bà Om) bởi hành động này sẽ làm cho mất đi danh lam thắng cảnh tự nhiên của ao và là một hành động bồi lấp lịch sử của người bản địa Khmer Krom.
Về vấn đề Srah Ku (Ao Bà Om) được Bộ VHTT, nay là Bộ VH,TT&DL của Đảng Cộng Sản Việt Nam xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào 10-7-1994 (loại hình danh lam thắng cảnh), Đại đức Trần Thạch Dũng cũng nhấn mạnh rằng đó là một chính trị Việt hóa của chính phủ Việt Nam để chiếm đoạt sỡ hữu của người bản địa Khmer Krom, bởi toàn bộ khu vực Srah Ku xưa kia là sở hữu của Chùa Angorajapuri (Ang) nhưng sau khi chính phủ Cộng Sản Việt Nam xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia thì Ban Quản Trị Chùa Ang là người bản địa và chủ nhân không có quyền quản lý Srah Ku nữa. Hơn nữa, sau khi Srah Ku được xếp hạng mà người ta gọi là “Di tích Lịch sử” gì đó thì tên Srah Ku (ស្រះគូ) bằng Khmer ngữ đã bị đổi thành Việt ngữ là Ao Bà Om.
Dựa theo điều 4 của Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa nói rằng “Trong khi thực hiện quyền tự quyết, các dân tộc bản địa có quyền tự trị hay tự quản trong những vấn đề liên quan đến các công việc nội bộ và địa phương của họ, cũng như những cách thức và phương tiện để hỗ trợ về tài chính việc thực hiện những chức năng tự trị của họ”.
………………………………………
“Trong khi thực hiện quyền tự quyết, các dân tộc bản địa có quyền tự trị hay tự quản trong những vấn đề liên quan đến các công việc nội bộ và địa phương của họ, cũng như những cách thức và phương tiện để hỗ trợ về tài chính việc thực hiện những chức năng tự trị của họ”.
-Điều 4 của Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa-
……………………………………….
Trả lời với lời của Ông Trần Thanh Thưởng, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh [Preah Tro Peang ] Trà Vinh nói với báo chí rằng Sở VH TT&DL tỉnh Preah Tro Peang “sẽ lập đề án, tổ chức hội thảo tranh thủ sự đồng thuận của cán bộ, sư sãi và đồng bào Khmer trong tỉnh để tiến hành thực hiện đề án”, Đại đức Trần Thạch Dũng nhấn mạnh răng từ xưa đến nay Chính Phủ Việt Nam không hề xin sự đồng thuận của người bản địa Khmer Krom khi các cơ quan chức trách thực hiện một kế hoạch hay dự án gì đó trên lãnh thổ Kampuchea Krom. Nhưng ngược lại, những phần tử mà Đảng Cộng Sản Việt Nam gọi là Đại biểu, Cán bộ hay Sư Sãi Yêu Nước đại diện cho người bản địa Khmer Krom đều là các “Đại Biểu Hôi Đồng Ư” làm con gối cho chính phủ, không có quyến gì để nói lên sự thật về tình trạng của người dân bản địa Khmer Krom.
Ông Trần Thanh Thưởng, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Trà Vinh cho Báo Mơi biết rằng do Srah Ku (ស្រះគូ) (Ao Bà Om) không được nạo vét thường xuyên, lá rụng, đất cát từ trên bờ tụt xuống, bồi lắng khiến ao nhanh cạn trong mùa khô. Tình trạng cạn nước tại Ao Bà Om là hiện tượng tự nhiên. Hằng năm cứ đến mùa khô là ao cạn nước và mùa mưa ao sẽ được cấp nước tự nhiên.
Trả lời Ông Trần Thanh Thưởng nói răng Srah Ku “cứ đến mùa khô là ao cạn nước”, Đại đức Trần Thạch Dũng đã dẫn lời của dân địa phương, Bà Thạch Thị Thon, 59 tuổi là người dân bản địa Khmer Krom, (ngụ phường 8, TP Preah Tro Peang , tỉnh Preah Tro Peang) cho báo Việt Tri biết cả đời của bà chưa từng thấy Srah Ku bị cạn như năm nay. Bà Thon nói rằng: “Tôi sống ở đây cả đời nhưng lần đầu tiên thấy ao trơ đáy rồi đáy ao nứt nẻ như năm nay. Bình thường vào mùa mưa, ao tích đầy nước với chiều sâu hơn 5 m nên tới mùa khô nước bốc hơi khoảng phân nửa. Nhưng năm nay gần như cạn hết”.
Srah Ku (Ao Bà Om) là nơi tôn nghiêm và là nơi để tổ chức các nghi thức lễ bái truyền thống của người bản địa Khmer Krom, nhưng hôm nay toàn bộ khu vực Srah Ku và chùa Angorajapuri (Ang) một ngôi chùa cổ của người Khmer được Chính Phủ Đảng Cộng Sản Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994, thuộc loại hình danh lam thắng cảnh độc đáo của tỉnh Preah Tro Peang (Trà Vinh). Hàng năm, nơi đây đều tổ chức các lễ, hội của dân bản địa Khmer Khmer Krom như Chol-Chnam-Thmây, Sen Dolta, Ok-Om-Bok…
Toàn bộ khu vực Srah Ku có diện tích khoảng 39.000 m2, trong đó diện tích ao hơn 10.000 m2, xung quanh là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi che bóng mát quanh năm, là điểm sinh hoạt,vui chơi giải trí, du lịch rất hấp dẫn.
Nếu nói theo lịch sử của sự hình thành Srah Ku và Cuộc Nam Tiến của người Yuon hay người Việt là Srah Ku được hình thành trong thời kỳ nhà nước Chenla (Chân Lạp) trong khoảng năm 550 đến 706 và Chúa Nguyễn hay chúa Hiền của Việt Nam sai quan đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi-xuy nay thuộc tỉnh Đôn-Nay (ខេត្តដូនណៃ) (Đồng Nai) để mở rộng đất cho người Việt sang sống và làm ăn trên lãnh thổ của người Khmer vào năm 1658 thì sự hiện diện của người Yuon trên lãnh thổ Kampuchea Krom (Miền Nam Việt Nam) sau người Khmer đào Srah Ku 952 năm (1658-706= 952).