Thân Gởi Các Cháu Thanh Thiếu Niên, Học Sinh, Sinh Viên Khmer-Krom Tại Kampuchea-Krom Nhân Dịp Tết Cổ Truyền Chol Chnam Thmay 2015

Ông Chau Reap Chủ Tịch Viện Nghị Lảo của KKF.

Ông Chau Reap Chủ Tịch Viện Nghị Lảo của KKF.

Trong không khí bà con Khmer-Krom ở hải ngoại đang chuẩn bị đón tết  cổ truyền Chol Chnam Thmay 2015 tại các ngôi chùa Khmer-Krom và củng trong nổi nhớ về quê hương Kampuchea-Krom của mình, tôi xin chúc các cháu thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Khmer-Krom cùng gia đình, một năm mới tràn đầy hạnh phúc, sức khoẻ dồi dào, học giỏi, ra trường có công ăn việc làm, và sớm hưởng được không khí tự do thật sự trong năm mới này.

Cứ mổi lần viết thư chúc tết cho các cháu không bằng chính ngôn ngử Khmer của mình, tôi thật đau lòng. Nếu viết bằng tiếng Khmer mình, thì đa số các cháu đọc không được. Thôi đành phải viết bằng tiếng Việt để các cháu đọc được. Như tôi có từng tâm sự với các cháu, không có gì đau lòng bằng, khi chúng ta không viết và nói được ngôn ngử của mình với nhau. Người ta muốn mình quên đi tiếng nói của mình, rồi một ngày nào đó, mình sẽ không còn biết mình là ai. Các cháu phải hiễu điều đó. Liên Hiệp Quốc bây giờ đang kêu gọi bảo vệ tiếng nói và chữ viết của các dân tộc bản địa. Các cháu củng phải biết mình nên làm thế nào để bảo tồn tiếng nói và chử viết của dân tộc mình.

Tôi rất vui và tự hào khi thấy các cháu tại Kampuchea-Krom lên mạng, đặc biệt là Facebook, biết tự hào mình là người bản địa Khmer-Krom. Có rất nhiều các cháu đả hiểu và tự hào mình là ai. Khi các cháu biết mình là ai, các cháu sẽ biết mình đã và đang mất những gì, vì chính mình là người bản địa sống trên quê hương của mình mà không được hưởng quyền căn bản của dân tộc bản địa. Người ta còn cắm không cho mình gọi mình là người Khmer-Krom nửa. Sửa đổi lịch sử trong học đường, dạy các cháu là dân tộc mình là người thiểu số. Chính người ta là người có công khai hoang đất đai của ông cha mình. Nếu không có đọc được tiếp xúc với thông tin bên ngoài, chắc có lẻ bây giờ chúng ta không có cơ hội để viết cho nhau những lời tâm sự như trong bức thư này.

Các cháu lên mạng, chắc các cháu có thấy chính phủ Hà Nội cứ bị các tổ chức nhân quyền, đặc biệt là các vị báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã đến thăm Việt Nam trong những năm gần đây, cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền. Các vị báo cáo viên đặc biệt đưa ra bằng chứng rỏ ràng, như là họ không được tự do tiếp xúc với những người họ muốn gặp, họ bị cản trở đi những vùng họ muốn đi, và họ bị công an mật vụ theo dỏi trong suốt thời gian ở Việt Nam. Nếu Việt Nam là một đất nước tôn trọng nhân quyền, thì làm gì có chuyện đó xảy ra, mà xảy ra với người đại diện của Liên Hiệp Quốc.

Ngày 11 tháng 3, 2015, tại Geneva (Thụy Sĩ), báo cáo viên đặc biệt về vấn đề văn hoá của Liên Hiệp Quốc, bà Farida Shaheed, tường trình bản báo cáo về chuyến đi Việt Nam của bà cho hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là thành viên chính thức trong nhiệm kỳ này. Trong bản báo cáo, bà Shaheed đã nêu mốt số vi phạm nhân quyền đối với văn hoá và truyền thống cổ truyền, như là đua ghe Ngo tại Sóc Trăng và đua bò tại An Giang, của người Khmer-Krom. Chính phủ Việt Nam củng cử đại viện biện luận cho họ và gởi bài phản bác báo cáo của bà Shaheed. Dù có biện luận gì đi nữa, Việt Nam khó có thể che đậy sự thật vì các vị báo cáo đặc biệt đã đến và chứng kiến vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Cùng ngày đó, Liên Minh Khmers Kampuchea-Krom (KKF) cũng tổ chức buổi họp bên lề hội nghị của Liên Hiệp Quốc. Ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưởng của Liên Hiệp Quốc đã đến đọc bài phát biểu khai mạc cho buổi họp. Chúng ta phải tự hào rằng, KKF đả đem vấn đề đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền lên người Khmer-Krom cho Liên Hiệp Quốc, và các vị báo cáo đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đả tin tưởng những bằng chứng mà KKF đã gởi cho họ.

Các cháu thân mến, khi thấy các cháu biết lên mạng và thấy được ánh sáng tư do ở bên ngoài, cho dù đó chưa là sự thật trên quê hương của mình, nhưng ít nhiều gì cũng giúp cho các cháu có một khái niệm về hai chử “Tự Do” đúng nghỉa của nó. Không phải là thứ tự do phải trên quan điểm của một nhà nước, hay là một đảng phái nào. Những người bà con Khmer-Krom ở hải ngoại, đặc biệt là những người tham gia với KKF, không có mong gì hơn, chỉ mong là các cháu có một tự do thật sự. Không sống trong lo sợ và có được sư bảo vệ bởi luật pháp một cách công bằng như mọi người, chứ không phải chỉ là bằng hứa suông, khi muốn bắt các cháu là bắt. Các cháu phái cố gắng học, không làm gì trái với luật pháp cho phép. Nếu đòi hỏi gì, thì phải tuân theo luật pháp của Việt Nam và Quốc Tế. Các cháu có quyền liên lạc, kết nối bạn bè với mọi người trên thế giới, đặc biệt là những người bà con Khmer-Krom ở hải ngoại. Vì đó là quyền căn bản mà một con người phải có.

Tại Việt Nam bây giờ, cho dù là nhà nước chưa cho phép, phong trào lập ra các tổ chức dân sự để đòi quyền căn bản đang nở rộ tại Việt Nam. Điều đó cho thấy là người dân tại Việt Nam bắt đầu dám nói lên tiếng nói chân chính mà bị chính quyền chụp cho cái mủ phản động, lạm dụng tự do. Cho nên, các cháu phải cẩn thận. Ngay cả người Việt yêu tự do dân chủ mà còn bị chụp mủ, đánh đập, bỏ tù. Các cháu là người Khmer-Krom, thì người ta sẽ không nương tay đâu. Cho nên phải thận trọng mà không bị rơi vào cạm bẩy của người ta.

Tôi hy vọng là các cháu đi học và đi làm xa nhà sẽ được phép về ăn tết cổ truyền của mình. Và hy vọng là trong năm mới này, các cháu sẽ cùng nhau làm rạng rở cho thế giới biết rằng, các cháu chính là người bản địa thật sự của vùng đất phì nhiêu ở vùng hạ nguồn sông Mekong.

Thân Chào tạm biệt các cháu.

Chau Reap

Chủ Tịch Viện Nghị Lảo của KKF

Comments are closed.