Tôi Có Một Giấc Mơ

Martin Luther King, Jr. đọc diễn văn Tôi Có một Giấc mơ tại Cuộc Tuần hành vì Quyền Công dân ở Washington, D.C., Hoa Kỳ,  Ngày 28 tháng 8 năm 1963

Martin Luther King, Jr. đọc diễn văn Tôi Có một Giấc mơ tại Cuộc Tuần hành vì Quyền Công dân ở Washington, D.C., Hoa Kỳ, Ngày 28 tháng 8 năm 1963

Đúng ngày thứ hai của tuần lễ thứ ba của tháng Giêng là ngày Lễ của Liên Bang của người Mỹ (American federal holiday). Nhân viên công chức làm việc cho chính phủ, sinh viên học sinh, và một số nhân viên của các hãng cũng được nghĩ, đễ kỹ niệm ngày sinh nhật của Mục Sư Tiến Sĩ Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK). MLK sinh vào ngày 15 tháng 1 năm 1929. Ông là nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi nổi tiếng trong thập niên sáu mươi tại Mỹ. Ông đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông bị ám sát và qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 1968. Không biết bao nhiêu giấy mực viết ca ngợi về ông, người đã quên mình cho cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho các sắc dân thiểu số ở nước Mỹ.

Hôm nay, để tưởng nhớ về ông, chúng ta không thể nào quên nhắc đến bài diễn văn nổi tiếng nhất của ông “Tôi có một giấc mơ (I have a Dream)”. Đây là bài diễn văn đã được ông đọc vào ngày 28 tháng 8 năm 1963 tai Đài Tưởng Niệm Linconl trong cuộc “Tuần hành đến Wasington vì Việc làm và Tự Do”. Bài diễn văn được đọc vào thời điễm mà phong trào đấu tranh dân quyền tại Mỹ đang lên cao. Với tài hùng biện của mình, ông đã đọc bài diễn văn này với một sức thuyết phục vô biên. Ông chỉ có một ước mơ rất đơn giản là làm sao cho người da trắng và người da đen có thể sống chung hoà thuận và bình đắng. Trong bài diễn văn đó, có đoạn “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng“.

Giấc mơ đơn giản của MLK đã được thành hiện thực trên quê hương ông. Nhưng tiếc rằng, cho đến ngày hôm nay, nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Việt Nam, vấn đề bất công, vi phạm nhân quyền còn xảy ra một cách có hệ thống. Trong câu thứ 3 của Điều 5 của Hiến Pháp Việt Nam, nêu rỏ: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.” Hiến pháp viết rất hay, nhưng sự thật thì như thế nào?

Con dấu của một chùa Khmer tại tỉnh Mort Chrouk (An Giang) do nhà nước làm cho toàn tiếng Việt.

Con dấu của một chùa Khmer tại tỉnh Mort Chrouk (An Giang) do nhà nước làm cho toàn tiếng Việt.

Trong những ngày gần đây, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, một tổ chức phật giáo do chính phủ thành lập, ra lệnh cho các ngôi chùa Khmer-Krom tại tỉnh An Giang phải bỏ con dấu củ của chùa mình và thay thế bằng con dấu do nhà nước làm cho chỉ có toàn tiếng Việt (xem hình). Theo phong tục của người Khmer, con dấu của tất cả chùa Khmer-Krom đều có chử Khmer. Bây giờ chính phủ ra lịnh cho sử dụng con dấu không có chử Khmer trong đó. Đây là cách mà chính quyền Việt Nam cho người Khmer-Krom có quyền tự do dùng chử viết mình sao?

Là đất nước có 54 dân tộc trải dày từ Bắc đến Nam theo hình chử S. Đất nước chử S ngày nay có được cũng nhờ công cuộc “Nam Tiến” của người Việt. Cho nên vấn đề mâu thuẩn và xung đột sắc tộc không phải là không có xảy ra như chính quyền Việt Nam thường rêu rao tại Liên Hiệp Quốc “Việt nam có 54 dân tộc anh em nói hàng chục ngôn ngữ, 12 tôn giáo, trong đó có các tôn giáo lớn của thế giới. Với truyền thống yêu chuộng hòa bình của người dân Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước không xảy ra xung đột sắc tộc hoặc tôn giáo.”

Khi người bản địa tại Việt Nam đứng lên đòi quyền căn bản để được sống như tất cả mọi người trên thế giới, thì họ bị bắt và ghép cho cái mũ phản động. Chính vì người bản địa sống không có công lý tại Việt Nam, cho nên nhiều tổ chức của người bản địa của Việt Nam sống ở hải ngoại, đi tiên phong là Liên Minh Khmer Kampuchea-Krom (KKF), đã bắt đầu tham gia vào phong trào đấu tranh bất bạo động đòi chính phủ Việt Nam phải tôn trọng chính hiên pháp của họ, rồi phải thực thi những gì đã ký với Liên Hiệp Quốc, đế cho người bản địa tại Việt Nam được hưởng quyền căn bản.

Chính phủ Việt Nam không nên lo là KKF sẽ đòi ly khai, hay độc lập gì. Những gì KKF làm chỉ là đi theo con đường của MLK để đòi quyền bình đẳng cho người Khmer-Krom được sống hoà binh và công bằng với người Việt thôi. Chỉ giấc mơ đơn giản đó mà KKF cũng bị chính phủ Việt Nam chụp cho cái mũ Phản Động. Nếu như Chính Phủ Việt Nam không tôn trọng chính hiến pháp của mình, rồi cứ đàn áp người Khmer-Krom để bỏ đi chử viết, văn hoá của họ, thì một ngày nào đó, họ chịu không được, họ không thể sống ôn hoà với người Việt được, thì lúc đó Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho việc “tức nước, vở bờ” nếu có xảy ra. Hy vọng là sẽ không bao giờ có ngày đó.

Comments are closed.